Xây Dựng Một Thói Quen Cầu Nguyện

Share to friends

Sức mạnh của thói quen cầu nguyện

Suy nghĩ chung của người ta là phải mất 21 ngày để hình thành một thói quen. Tôi không thể nói cho bạn biết tôi đã nghe điều này biết bao nhiêu lần qua các nhóm thanh thiếu niên ở trường trung học cho đến những khóa dạy về nuôi dạy con cái. Nếu bạn có thể gắn bó với một thứ gì đó trong 21 ngày, bạn sẽ hình thành một thói quen.

Mặc dù đúng là sự lặp lại tạo ra quán tính, nhưng thói quen không thể được hình thành nếu chúng ta không thực sự muốn chúng. Gần đây tôi đã đọc một bài điểm sách cuốn Quyền Năng Của Thói Quen của Charles Duhigg, bài viết nầy đã đơn giản hóa quy trình xuống còn ba bước.

Trong bài đăng này, chúng ta sẽ xem xét ba bước này và cách sử dụng chúng để tạo nên thói quen cầu nguyện. Nếu chúng ta có thể biến việc cầu nguyện thành thói quen, thì nhiều mặt thực hành Cơ đốc của chúng ta sẽ trôi chảy dễ dàng hơn.

Ba bước để tạo thói quen

“Để xây dựng thói quen, bạn cần tạo nên Sự Gợi Ý Nhắc Nhở, sự Thường Xuyên và Phần Thưởng.”

– Charles Duhigg

Gợi ý nhắc nhở là thứ để nhắc nhở bạn làm điều gì đó. Ví dụ: nếu bạn muốn bắt đầu tập thể dục, bạn có thể đặt giày chạy bộ cạnh giường để nó nhắc bạn chạy bộ khi thức dậy. Hoặc, bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn với một người bạn để gặp nhau tại phòng tập thể dục. Dấu hiệu nhắc nhở là thứ để nhắc nhở cá nhân bạn thực hiện thói quen mà bạn muốn tạo.

Sự Thường xuyên tự nó là một thói quen. Đây có thể là bất kỳ thói quen nào bạn muốn tạo nên. Nói chính xác hơn, sự thường xuyên là những gì bạn làm để hoàn thành thói quen mà bạn muốn tạo.

Phần thưởng là những gì bạn muốn lấy ra từ thói quen. Lấy ví dụ về tập thể dục, có thể phần thưởng là một cái quần mới hoặc được chạy trong một cuộc thi nào đó. Phần thưởng là động lực để tạo thói quen.

Tạo một khuôn mẫu thói quen

Cuốn sách kể câu chuyện về việc vào đầu những năm 1900, Pepsodent đã cố gắng thuyết phục mọi người đánh răng như thế nào (tất cả hoạt động tiếp thị đều cố gắng khiến bạn làm điều gì đó mà họ muốn bạn làm). Sự gợi ý nhắc nhở mà họ tạo ra là làm cho mọi người nhận ra lớp phim trên răng khi họ thức dậy. Việc thường xuyên là đánh răng với Pepsodent. Phần thưởng là cảm giác tươi mát, sạch sẽ trong miệng của bạn. Chiến dịch này đặc biệt thành công vì việc làm sạch răng hồi đó không phải là thói quen hàng ngày như ngày nay.

Hiểu biết về cách hình thành một thói quen có thể giúp bạn từ bỏ những thói quen xấu. Nếu bạn gặp vấn đề uống quá nhiều rượu, bạn có thể suy nghĩ về các bước tạo thói quen này. Sự gợi ý có thể là bạn đang cảm thấy buồn. Sự thường xuyên là bạn uống rượu. Phần thưởng là bạn quên đi những rắc rối của mình. Nếu đây là chu kỳ của bạn, thì hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn và tìm cách khác để giải quyết nó là con đường đi đến phục hồi.

Là Cơ đốc nhân, chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu có thể chữa lành chứng nghiện rượu, nhưng nếu thói quen này hình thành quá sâu, bạn có thể không thực sự biết điều gì đang khiến mình đau đớn. Bạn có thể cảm nhận được nỗi buồn bên trong và nhanh chóng dập tắt nó bằng cách uống rượu trước khi nó chạm đến nhận thức có ý thức của bạn. Chúa Giê-xu sẽ gặp khó khăn trong việc chữa lành những gì bạn đang cố gắng phớt lờ. Nếu bạn không giải quyết nỗi đau, tấn công thói quen đó chỉ làm được điều tốt nhất là đánh đổi nó bằng một thói xấu khác.

 Đưa ra một kế hoạch

Điều gì sẽ là gợi ý nhắc nhở cho thói quen cầu nguyện của bạn? Điều gì sẽ làm được việc này cho bạn? Bạn có thể…

  • đặt đồng hồ báo thức để đánh thức bạn dậy sớm hơn.
  • tạo thêm một cuộc hẹn gặp Chúa trong lịch của bạn.
  • đánh một dấu chấm trên đồng hồ của bạn để nhắc bạn cảm ơn Chúa mỗi khi bạn nhìn thấy nó.

Gợi ý nhắc nhở không phải để khiến bạn cầu nguyện, nó chỉ nhắc nhở bạn về những gì bạn muốn đạt được là thói quen cầu nguyện. Khi bạn đang xây dựng thói quen cầu nguyện, bạn có thể làm điều gì nổi bật như một lời nhắc nhở bạn cầu nguyện?

Điều gì sẽ là sự thường xuyên của bạn trong sự cầu nguyện?

Bạn có muốn cầu nguyện theo một danh sách các nhu cầu cầu nguyện, đi qua các bước Ca ngợi, Xưng tội, Tạ ơn và Cầu xin (the ACTS of prayer:  (Adoration Confession Thanksgiving Supplication), viết nhật ký cầu nguyện, v.v.? Mục tiêu là dành thời gian với Chúa, nhưng có thể có nhiều cách khác nhau để làm điều này. Bạn có cách riêng phù hợp với bạn, và những gì hiệu quả với người khác có thể không hiệu quả với bạn. Hãy thử một vài cách cầu nguyện thường xuyên và xem cái nào phù hợp với tính cách của bạn. Tìm hiểu điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn trước khi biến nó thành thói quen cầu nguyện của bạn.

Phần thưởng của bạn sẽ là gì?

Hãy suy nghĩ kỹ về điều này trước khi để cho câu trả lời bị trở nên “thiêng liêng quá mấu.” Dành thì giờ với Chúa hẳn là phần thưởng xứng đáng, nhưng đối với hầu hết mọi người, đây không phải là phần thưởng cụ thể. Một số lợi ích phụ của việc dành thời gian với Chúa mà bạn có thể nắm bắt là gì. Có phải là sự bình an? Sự tin cậy? Vơi nhẹ tấm lòng nặng trĩu?  Có đường hướng? Bạn sẽ hoãn lại một cái gì đó bạn muốn, chẳng hạn như bữa ăn sáng, cho đến khi bạn cầu nguyện? Phần thưởng đúng có thể giúp bạn có thói quen cầu nguyện.

Các bước để cầu nguyện trở thành thói quen

Bạn có muốn tạo nên một số thói quen cầu nguyện không? Hãy suy nghĩ qua 3 bước này và thử áp dụng chúng. Nếu bạn thấy rằng một trong số chúng không hiệu  quả, hãy thay đổi nó. Có phải gợi ý nhắc nhở bạn cầu nguyện, nhưng bạn vẫn không có động lực? Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể thay đổi thói quen hoặc phần thưởng. Hãy cầu xin Chúa giúp đỡ trong quá trình này. Ngài muốn bạn dành thì giờ với Ngài, vì vậy bạn có thể trông đợi sự giúp đỡ của Ngài. Nếu các bước này hoạt động kết quả một lúc rồi dừng lại, đó có thể là Chúa đang đưa bạn vào một thời mùa mới. Hãy linh hoạt và điều chỉnh theo hướng dẫn của Ngài khi bạn học cách làm cho việc cầu nguyện trở thành một thói quen.

Lược dịch:  Ngọc Nga (KetnoiPhuchung.com)

Nguồn: Prayer Coach, How To Make A Prayer Habit, prayer-coach.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *