Mục sư Ngô Việt Tân
Sống giữa thế giới đầy bất an, áp lực kinh tế, và mối đe dọa của khủng bố, con người luôn muốn tìm đến sự bình an và niềm vui cho tâm hồn. Con người luôn phải đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống như:
1) Căng thẳng về tài chánh (financial stress),
2) Căng thẳng về nghề nghiệp (vocational stress),
3) Căng thẳng về cảm xúc (emotional stress),
4) Căng thẳng về mối quan hệ (relational stress), và
5) Căng thẳng về tâm linh (spiritual stress).
Các nhà Tâm lý học phân ra hai loại căng thẳng mà con người phải trải nghiệm mỗi ngày trong cuộc sống như:
1) Những căng thẳng chính của cuộc sống (major life stressors).
• Ly dị (divorce)
• Sự chết của một người trong gia đình (death of family member)
• Bệnh kéo dài (prolonged illness)
• Sự nghèo khổ (poverty)
• Không vui vẻ tại công sở (unhappiness in the workplace).
2) Những căng thẳng hằng ngày (daily life stressors).
• Lưu thông xe cộ bị kẹt (traffic jams)
• Trả tiền các hóa đơn (paying bills)
• Tiến ồn ào (noise)
• Sự mất ngủ (sleep disturbance)
• Sự cô đơn, cô lập (isolation)
• Sự đói kém (hunger)
• Sự nguy hiểm (danger).
Sống giữa những áp lực và căng thẳng của đời sống, Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm niềm vui và bình an cho tâm hồn mình mỗi ngày? Ai là Đấng phù hộ và che chở đời sống của mỗi chúng ta và gia đình của chúng ta? Thi sĩ Tường Lưu chia sẻ qua câu thơ trong Tâm Linh Thi Tập:
Vui mừng là… phước trên trời Không vui là một thiệt thòi… lớn lao! Có người nào muốn buồn sao? Nhưng vui không phải lúc nào cũng vui! Mà buồn thì…khắp mọi người Trần gian bể khổ là lời… nhập tâm…
Chúa cho ta có nụ cười Chúa cho ta có niềm vui không tàn Ta buồn, ta giận, ta than Tự ta làm khổ cái thân đã nhiều Đường đời đi bước tó xiêu Tinh thần chán nản là điêù… tất nhiên.
Hãy làm vững lại đức tin chuyện gì xảy đến cho mình, chẳng sao! Chúa từng biến đổi thương đau Thành muôn tiếng hát cất cao giữa đời! Vui là quà tặng của Trời Vui là ý Chúa cho người… biết vui.
Niềm vui, niềm hạnh phúc, và sự vui sướng trong tâm hồn là nhu cầu thầm kín nhất và thiết yếu nhất cho mỗi con người của chúng ta. Có giây phút nào trong cuộc đời, bạn đầu tư thời gian để tìm hiểu chính cảm xúc của mình? Cảm xúc đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày của mình?
1) Cảm xúc hướng dẫn bạn như la bàn (compass)
2) Cảm xúc kết nối bạn với những người khác.
3) Cảm xúc kiến tạo điểm khác biệt giữa bạn và những người khác.
4) Cảm xúc giúp bạn nhận biết điều gì bạn cảm nhận và bạn cũng biết điêù mà những người khác đang cảm nhận.
5) Cảm xúc báo động các nan đề trong bạn cần giải quyết hay chăm sóc. Điêù không vui hay tổn thương trong tâm hồn bạn nhắc nhở bạn chú tâm về nhu cầu chăm sóc và tìm kiếm tư liệu về thể xác, tinh thần và tâm linh.
6) Quản chế cảm xúc của bạn giúp bạn kiên nhẫn với chính mình và những người khác.
Mỗi con người đêù trải nghiệm những cảm xúc trong tâm hồn như: niềm vui (joy), niềm hạnh phúc (happiness), nỗi sợ hãi (fear), nỗi đau khổ (pain), sự nóng giận (anger), lòng ganh tị (jealousy), nỗi buồn phiền (sad).
Niềm vui và hạnh phúc là sự lựa chọn cũng như thái độ sống của chính bạn. William James nói rằng: “Đời sống không thể cho tôi niềm vui và bình an; Nó tuỳ thuộc vào tôi mong muốn nó. Đời sống chỉ cho tôi thời gian và không gian; Nó tuỳ thuộc vào tôi để lấp đầy khoảng trống đó. Cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của tôi là tận dụng nó cho vài điều gì sẽ tồn tại”.
Nếu bạn muốn kiến tạo một hôn nhân hạnh phúc, vui vẻ và hài hòa, Ed Hindson, tác giả của quyển sách “Trusting God When Times Are Tough – Tin Cậy Chúa Trong Thời Nguy Khốn” khuyên bạn hãy thực hành những điêù như sau:
1) Hãy thành thật với nhau (Be honest with each other)
2) Hãy công bằng với nhau (Be fair with each other)
3) Hãy vững lòng với nhau (Be firm with each other)
4) Hãy dành thời gian cho nhau (Make time for each other)
5) Hãy trò chuyện cùng nhau (Talk to each other)
6) Hãy yêu nhau (Love each other)
7) Hãy tha thứ nhau (Forgive each other).
Trong tài liệu “Những Thói Quen của Hạnh Phúc – The Habits of Happiness” do Mục sư Rick Warren biên soạn. Một loạt bài học tập này giúp bạn luyện tập kiến tạo một tấm lòng vui vẽ và thỏa lòng qua các bài học thảo luận như:
• Phát huy những thói quen biến đổi của lòng biết ơn, lòng tha thứ, lòng khiêm nhường, và sự thỏa lòng (Cultivate the transformational habits of gratitude, forgiveness, humility, and contentment).
• Giải toả sự căng thẳng và sự xung đột qua sự tập trung vào mục đích của Thiên Chúa (Relieve stress and conflict by staying focused on your God-given purpose).
• Không so sánh chính mình với những người khác (Stop comparing yourself to others).
• Giải tỏa niềm đau đớn của các sự đau khổ trong quá khứ (Release the pain of your past hurts).
• Hãy tăng trưởng sâu nhiệm trong mối liên hệ của bạn với Chúa Cứu Thế Giê-su (Grow deeper in your relationship with Jesus).
Sáu bài học của tài liệu “Những Thói Quen của Hạnh Phúc – The Habits of Happiness” do Mục sư Rick Warren biên soạn bao gồm:
1. Tăng trưởng các mối liên hệ lành mạnh (Growing Healthy Relationships)
2. Làm thế nào để được hạnh phúc (How to Be Happy No Matter What).
3. Con đường khiêm nhường dẫn đến niềm hạnh phúc (The Humble Path to Happiness).
4. Làm thế nào để giữ con tim hạnh phúc (How to Keep Your Heart Happy).
5. Làm thế nào để giữ vững từ áp lực căng thẳng (How to Keep From Stressing Out).
6. Năm thói quen mỗi ngày cho ni27m hạnh phúc (Five Daily Habits for Happiness).
Công việc làm và sự thành công có thể mua được niềm vui và niềm hạnh phúc? Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm được niềm vui cho tâm hồn của mình giữa thế giới đầy biến động?
Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe Nhà triệu phú Jay Gould chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ tôi là người đau khổ nhất trên quả đất này”.
Lord Beaconsfield đã tận hưởng địa vị và danh vọng của đời cũng tâm sự rằng: “Tuổi thiếu niên là một sai lầm, tuổi trung niên là một sự vật lộn, tuổi già là một sự hối tiếc – Youth is a mistake; manhood a struggle; old age a regret.”
Alexander the Great đã từng đi chinh phục thế giới trong thời kỳ của ông, nhưng ông đã than khóc và chia sẻ: “Không còn thế giới nào nữa để đi chinh phục – There are no more worlds to conquer.”
Thế thì, con người sẽ tìm kiếm niềm vui cho tâm hồn ở nơi nào? Ai là Đấng có thể ban niềm vui thỏa cho con người? R. A. Torrey nói rằng “Có niềm vui nhiều hơn khi ở trong Chúa Giê-su trong 24 giờ còn hơn là ở trong thế giới 365 ngày. Tôi đã trải nghiệm cả hai – There is more joy in Jesus in 24 hours than there is in the world in 365 days. I have tried them both.”
Vua Đa-vít chia sẻ rằng khi bạn cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng cũng như lo lắng trong tâm hồn, thì “Hãy hy vọng nơi Đức Chúa Trời… Ngài là Đấng cứu rỗi và Đức Chúa Trời hằng giúp đỡ ta” (Thánh thi 42:5).
Vua Đa-vít khuyên bảo bạn khi phạm tội hay làm điêù ác trước mặt Ngài, “Đức Chúa Trời ôi, xin tạo nên trong tôi một thấm lòng trong sạch và làm mới lại trong tôi một tâm linh chân chính” (Thánh thi 51:4,10).
Vua Đa-vít nói rằng khi bạn đối diện với nỗi sợ hãi và kinh khiếp trước áp bức hay hãm hại của kẻ thù, “Hãy trao gánh nặng mình cho Chúa, chính Ngài sẽ nâng đỡ ngươi, Ngài sẽ không bao giờ để người công chính bị rung động” (Thánh thi 55:3,5,22).
Vua Đa-vít cũng chia sẻ bí quyết để nhận lãnh niềm vui cho tâm hồn là khi nào bạn sống đạo như người công chính, người biết kính sợ Chúa bởi vì “… Họ sẽ vô cùng vui mừng” (Thánh thi 68:3). Bạn sẽ được Chúa ban niềm vui và ơn phước khi bạn không “giữ điêù ác trong lòng” (Thánh thi 66:18) cũng như lời Kinh Thánh dạy “Ai che giấu sự vi phạm mình sẽ không được thịnh vượng, nhưng người nào xưng ra và từ bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm ngôm 28:13).
Vua Sa-lô-môn chia sẻ triết lý cho đời sống vui thỏa qua các câu Kinh Thánh như:
1) “Lòng dạ ta sẽ mừng rỡ khi môi miệng con nói lời ngay thẳng” (Châm ngôn 23:16).
2) “…hãy khôn ngoan và làm cho lòng ta vui vẻ” (Châm ngôn 27:11).
3) “Có kỳ than khóc, có kỳ vui cười; Có kỳ tan chế, có kỳ ca múa” (Giáo huấn 3:4).
4) Khi Đức Chúa Trời ban phước cho người nào thì “lòng được an vui” (Giáo huấn 5:20).
5) “Thật vậy, nếu Đức Chúa Trời không ban cho, ai có thể ăn uống, sống an vui trên đời? Vì Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, tri thức, và niềm vui cho người nào đẹp lòng Ngài” (Giáo huấn 2:25,26).
Tiền bạc có kiến tạo cho bạn niềm vui trong tâm hồn? Các Nhà nghiên cứu đã khám phá không có mối quan hệ giữa mức độ kiếm tiền (income levels) và niềm hạnh phúc. Từ năm 1957 đến năm 1990, mức độ thu nhập của người dân Mỹ tăng gấp đôi, nhưng mức độ hạnh phúc lại không tăng lên. Thật ra, bản tường trình về tỉ lệ bệnh trầm cảm cho biết đã tăng lên gấp 10 lần. Hiện tượng của vấn nạn ly dị, tự vẫn, nghiện rượu và ma túy cũng tăng cách đáng kể theo nguồn tin từ The Power of Full Engagement, Jim Loehr.
Có khi nào bạn hỏi, tiền bạc có thể mua được gì cho bạn? Tiền bạc đem đến điêù gì cho tâm hồn bạn? Có người suy luận về tiền bạc rằng:
Tiền bạc có thể mua được nhà Nhưng không mua được tổ ấm
Tiền bạc có thể mua được gường Nhưng không mua được giấc ngủ
Tiền bạc có thể mua được đồng hồ Nhưng không mua được thời gian
Tiền bạc có thể mua được sách Nhưng không mua được tri thức
Tiền bạc có thể mua được địa vị Nhưng không mua được sự nể trọng
Tiền bạc có thể trả tiền thầy thuốc Nhưng không mua được sức khỏe
Tiền bạc có thể mua được máu Nhưng không mua được sự sống
Tiền bạc có thể mua được “tiên” Nhưng không mua được tình yêu.
Những người giàu có quan niệm về thành công như thế nào? Nhà triệu phú John Jacob Astor nói rằng “Tôi là người đàn ông khốn khổ nhất trên quả đất – I am the most miserable man on earth.”
John D. Rockefeller, Nhà sang lập công ty dầu hỏa Standard Oil Company tâm sự rằng: “Tôi đã kiếm được hàng triệu dollars, nhưng nó không mang lại cho tôi niềm hạnh phúc – I have made many millions, but they have brought me no happiness.”
W.H. Vanderbilt chia sẻ “Bảo quản 200 triệu đô la là đủ tiêu diệt bất cứ ai. Nó không có sự thoải mái trong nó – The care of $200 million is enough to kill anyone. There is no pleasure in it.”
Andrew Carnegie nói “Các nhà triệu phú hiếm thấy mỉm cười – Millionaires seldom smile.”
Henry Ford nói “Tôi vui vẻ hơn khi tôi làm công việc của người thợ máy – I was happier when I was doing a mechanics job.”
Qua lời báo tin của thiên sứ “Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.” (Lu-ca 2:10), Thi sĩ Tường Lưu đồng thanh đồng tình với “Tin Mừng Lớn Cho Muôn Dân”:
Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Vì đêm nay… thiên sứ báo Tin Lành
Vì đêm nay… Chúa giáng xuống trần gian
Hãy long trọng tiếp đón Ngài, Cứu Chúa!
Hát lên đi, cả đất trời mừng rỡ
Vùng trời đông, sao chói rạng Bê-lem
Nửa đêm khuya, trong chuồng thú, thấp hèn
Chúa giáng thế, đem Tình Trời xuống thế.
Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Kể từ nay… thế giới, Chúa trị vì
Kể từ nay… nước mắt sẽ khô đi
Và quyền lực Sa-tan không còn nữa.
Hát lên đi, núi đồi xanh, cây cỏ
Cả thiên nhiên đứng dậy hát tôn vinh
Lời Thánh Ca vang dội khắp nhân sinh
Sự sống mới tràn trề ơn Thánh Ðế.
Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Tưng bừng như… ngày hội lớn rộn ràng
Dồn dập như… tiếng trống thúc quân hành
Ta tiếp đón Chúa ra đời đêm thánh.
Hát lên đi, cho tan sương tuyết lạnh
Cho nụ cười nở đẹp lại trên môi
Cho tương lai hy vọng lại sáng ngời
Chúa giáng thế, mọi sự đều nên mới!
Tường Lưu
Tâm Linh Thi Tập
Thánh Kinh đã ghi chép khoảng 650 lần các từ ngữ như “Niềm vui (joy), vui mừng (rejoice), vui sướng (glad), niềm hân hoan (gladness), vui thích (delight).
Thiên Chúa luôn mong muốn mỗi con người sống vui, sống khỏe, và sống bình an; bởi Ngài đã tạo dựng con người giống như ảnh tượng của Ngài và ban cho con người sự sống sung mãn trong tình yêu thương, ân điển dư dật của Ngài.
Thiên Chúa đã tạo dựng thân thể con người một cách kỳ diệu. Ngài kiến tạo cơ thể con người có 5 hệ thống để thanh lọc, gạn lọc các độc tố trong thức ăn, chất dinh dưỡng, và nước.
1) Gan để lọc hoá chất (liver is your chemical filter).
2) Thận để lọc các chất thể lỏng (kidney is your fluid filters).
3) Phổi để lọc không khí (lung is your air filters).
4) Lá lách để lọc máu (spleen is your blood cell filter).
5) Hệ bạch huyết lọc để lọc tế bào, nội bào (lymphatic is your intercellular filter).
Thiên Chúa còn tạo dựng linh hồn (soul) của con người để thanh lọc, và chọn lọc những bông trái Thánh Linh như:
“Nhưng trái của Thánh Linh là: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điêù đó” (Ga-la-ti 5:22).
Điều Gì Đã Cướp Mất Niềm Vui Của Con Người?
Kinh Thánh cho biết Khi con người phạm tội cùng Chúa. “Vì mọi người điêù đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời” Rô-ma 3:23.
1) Con người phạm tội trong TÂM TRÍ (Sins of the mind)
2) Con người phạm tội trong CẢM XÚC (Sinful emotions)
3) Con người phạm tội trong LỜI NÓI (Sins of the mouth)
4) Con người phạm tội trong CƯ XỬ (Sins of behavior)
Niềm vui là món quà của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Đây là niềm vui mà thiên sứ đã loan tin cho các gã chăn chiên ngoài đồng, “Thiên sứ bảo: “Đừng sợ! Vì này tôi báo cho các anh một Tin Mừng, một niềm vui lớn cũng là Tin Mừng cho mọi người” (Lu-ca 2:9,10). Chính Chúa Cứu Thế Giê-su là niềm vui cho tất cả nhân loại. Thánh Kinh ghi rằng: “Bổng nhiên, một đạo thiên binh xuất hiện cùng với thiên sứ ấy, ca ngợi Đức Chúa Trời: “Vinh Danh Thượng Đế trên trời. Bình an dưới đất cho người Ngài thương” (Lu-ca 2:13,14). Thi sĩ Tường Lưu tuyệt tác lời thơ mô tả niềm vui khôn tả và niềm bình an sâu thẩm tận tâm hồn,
Khi thiên sứ loan truyền đêm lịch sử Là đêm vui cho tất cả loài người Đêm Con Trời đã giáng thế cứu đời Ngài ban sự bình an cho nhân loại.
Sự bình an là Tin Lành cứu rỗi Tin nhận Ngài sẽ có sự bình an dầu bên ngoài hỗn loạn, dầu chiến tranh Người tin nhận có bình an tuyệt đối.
Niềm vui là một trong những đặc tính của bông trái Thánh Linh hiện hữu trong tâm hồn của người tin theo Chúa Giê-su. Kinh Thánh chép rằng “Nhưng trái của Thánh Linh là: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điêù đó” (Ga-la-ti 5:22).
Mục Sư Ngô Việt Tân