Tet Nguyen Dan
Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán
Tết, còn được gọi là Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, hay Tết Cổ truyền, là lễ hội truyền thống lớn
nhất ở Việt Nam. Tết theo cách đọc âm Hán-Việt sẽ là chữ Tiết, chữ Nguyên theo chữ Hán có
nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai và từ Đán nghĩa là buổi sáng sớm và đọc đúng theo phiên âm sẽ là
Tiết Nguyên Đán. Tết âm lịch thường là từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai theo dương lịch.
Theo truyền thống Tết bắt đầu 7 ngày trước mồng một, và kết thúc 7 ngày sau mồng một.
Trước Tết, người Việt Nam chuẩn bị nhiều thứ cho ba ngày chính. Họ dọn dẹp nhà cửa và trang
trí bằng hoa như cây quất, hoa mai, hoa cúc hoặc hoa đào. Một lượng lớn thực phẩm sẽ được
mua trước Tết để làm các món ăn truyền thống. Bánh Chưng, Bánh Tét, Giò chả, Xôi và Mứt, …
và kẹo là những thức ăn cần phải có trong dịp Tết. Trong dịp Tết, người dân thăm nhà người
thân và chúc Tết. Tết đối với người Việt Nam là ngày hạnh phúc nhất trong năm, các thành viên
trong gia đình có dịp gặp lại nhau, đó là một việc có ý nghĩa của lễ hội Tết Nguyên đán. Ngoài
việc đoàn tụ, đây cũng là dịp nhớ đến tổ tiên, và bày tỏ lòng hiếu thảo, bằng những món quà và
chúc thọ ông bà, đi tảo mộ người đã khuất.
Quan niệm đầu xuôi đuôi lọt, người Việt nam tin rằng điều gì xãy ra vào những ngày đầu năm,
sẽ xãy ra trong suốt cả năm. Nếu đầu năm may mắn, cả năm sẽ may mắn. Từ đó nảy sinh phong
tục đi chùa, đền thờ để cầu nguyện cho sức khoẻ, sự giàu có, thành công, … Hái lộc đầu năm là
cầu mong nhiều tiền của trong năm mới. Phong tục kiêng kỵ cũng bắt đầu từ đây.
Chúc Tết và mừng tuổi là một nét đẹp của ngày tết. Cũng như chúc mừng sinh nhật, chúc mừng
những dịp lễ đặc biệt mà dân tộc nào cũng có. Tết xem như là sinh nhật của mọi người, vì ai
cũng chúc mừng nhau thêm một tuổi.
Ngày mồng một còn có tục xông đất. Người Việt Nam tin rằng khách thăm nhà đầu tiên trong
gia đình quyết định sự may mắn của họ cho cả năm, nên mọi người không bao giờ vào nhà bất
kỳ ai vào ngày đầu tiên mà không được mời trước. Một phong tục khác là cho tiền lì xì, được
đưa vào một phong bì màu đỏ như là một biểu tượng của may mắn và chúc cho một tuổi mới.
Theo truyền thống, những người lớn tuổi sẽ cho trẻ em và những người già nhất trong gia đình
tiền may mắn. Tuy nhiên, ngày nay mọi người có thể trao nó cho bất cứ ai bao gồm bạn bè, cha
mẹ, hàng xóm,… Nhìn chung, Tết là về nguồn gốc, tận hưởng thời gian quý báu, và mong muốn
điều tốt nhất sẽ đến. Tết là một truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Tuy nhiên có một số hủ tục mà lần lần xã hội đã bỏ đi, để bước vào thời đại mới, văn minh tiến
bộ. Chẳng hạn tục cúng ông Công, ông Táo. Tục kiêng kỵ quét nhà, coi ngày (mồng 5, 14,23) …
Việc uống bia rượu là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong dịp tết năm 2022, tai
nạn giao thông cướp đi sinh mạng 121 người. Cũng như nạn cờ bạc, gây nên nợ nần. Làm cho
bao gia đình đau khổ.
Trong nhiều gia đình việc kiêng kỵ, thờ cúng, biếu xén cấp trên trở thành một gánh nặng. Tết
không còn là một ngày vui, mà trở thành nỗi lo sợ. Việc hiếu thảo, nhớ đến ông bà cha mẹ,
đang còn sống, hay đã khuất là điều tốt đẹp. Kinh thánh nhiều lần cũng dạy “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi”
Nhưng suy cho cùng chúng ta thờ lạy cúng kiến, tối đa là 5 đời, còn trên nữa thì bỏ
đi. Kinh thánh cho biết chính Ông Trời, là Đấng Tạo hóa đã dựng nên thỉ tổ loài người. Như vậy
tôn thờ Ông Trời là sự thờ lạy hợp lẽ nhất, vì Ngài là nguồn gốc của nhân loại. Ngài cũng muốn
chúng ta quay lại với Ngài trong mối liên hệ cha con gần gũi.
Ngày Tết ai cũng mong ước được phước. Kinh thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng ban phước
cho con cái của Ngài. Kinh thánh hứa “Phước cho người nào vui thích về lời của Đức Chúa Trời
và suy ngẫm lời Ngài. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sinh kết quả đúng thời đúng
tiết, mọi việc người làm đều sẽ thịnh vượng”
Nếu quý độc giả muốn được phước, được bình an, may mắn, thịnh vượng trong Năm Mới, hãy
tìm kiếm Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa. Hãy tìm đọc Kinh thánh là lời của Ngài. Hay tìm đến
nhà thờ Tin lành để tìm hiểu thêm.
Chúc quí vị một ngày Tết thật sự bình an, vui vẻ và phước hạnh nơi Cha thiên thượng.
MS Lê Phước Thuận