Trại Hè Thông Công 2022

Xin quý vị vào đường link để ghi danh các con cái Chúa tham dự Trại hè. Đây là dịp để chúng ta

  1. Trao dồi đời sống thuộc linh
  2. Gặp gỡ giao lưu thông công với các HT bạn
  3. Gỉai trí nghĩ ngơi cho gia đình
  4. Giá biểu xin xem dưới đây:
  5. Lưu ý: GHI DANH TRƯỚC 1/5 ĐƯỢC GIẢM TRẠI PHÍ VÀ FREE ÁO THUN

Điền trực tiếp tên chủ gia đình trong phần dưới đây, xin ghi rõ số người lớn ( 12t trở lên ) & trẻ em ( từ 11t trở xuống)

Please fill out head of family full name, and provide details of how many adults (>12 years old ) and children ( 11 years old and younger)

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1MH-UvH9gkXQdRuSoDmJnhjihyQexw3yoa_a7vGmMMh0/edit?usp=sharing

Kid Video – Quyển Sách Thần Kỳ

Thánh ca thập tự xưa – the old rugged cross

Thánh Ca: Thập Tự Xưa – The Old Rugged Cross

Lời Ban Biên Tập:
Thập Tự XưaThe Old Rugged Cross là một trong những thánh ca được rất nhiều người yêu thích. Chỉ 25 năm sau lần phát hành đầu tiên, hơn 20 triệu ấn bản của bài thánh ca đã được bán hết. Đây là kỷ lục về số bán thuộc bất kỳ thể loại âm nhạc nào cho đến lúc đó. Sau khi được phát hành, trong nhiều thập niên liên tiếp The Old Rugged Cross đứng đầu danh sách những thánh ca được yêu thích nhất. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm The Old Rugged Cross được sáng tác (1913-2013), Thư Viện Tin Lành xin giới thiệu với bạn đọc vài nét về tiểu sử của thánh ca này.

 GeorgeBennardMục sư George Bernnard (1873-1958)

Tác Giả

Tác giả của thánh ca The Old Rugged Cross là Mục sư George Bennard (1873-1958).   Ông sáng tác cả nhạc lẫn lời của bài thánh ca này.

Mục sư George Bennard sinh ngày 4/2/1873 tại Youngstown, một thị trấn nhỏ có nhiều mỏ than và sắt tại Ohio.  Cha mẹ của Mục sư George Bennard là ông bà George và Margaret Russell Bennard, là dòng dõi của những di dân từ Scotland.  Lúc George Bennard còn nhỏ, cha mẹ ông dọn đến Albia, Iowa; và sau đó cả gia đình định cư tại Lucas, Iowa.

George Bennard là con trai duy nhất trong một gia đình có năm người con. Cha của George Bennard là một công nhân hầm mỏ.  Năm 1889, thân sinh của George Bennard bị tai nạn, qua đời; lúc đó George Bennard được 16 tuổi.

Không bao lâu sau khi cha qua đời, George Bennard tiếp nhận Chúa trong một buổi truyền giảng do Salvation Army tổ chức. George Bennard là người yêu mến Chúa; chàng thanh niên mong ước được làm mục sư, trở thành một nhà truyền giảng; tuy nhiên vì là người đàn ông duy nhất trong gia đình, George Bennard phải gác qua ý định đó, đi làm công nhân hầm mỏ một thời gian để giúp mẹ và các chị em.

Tám năm trôi qua, năm 1897, George Bennard  kinh nghiệm được Chúa biến cải. Khi đó các chị em trong gia đình đã lớn và cuộc sống gia đình tương đối ổn định; ước muốn được hầu việc Chúa trọn thời gian đã thúc đẩy George Bennard tham gia Salvation Army, một tổ chức truyền giáo Tin Lành hoạt động qua công tác thiện nguyện.    George Bennard bắt đầu hầu việc Chúa với Salvation Army tại Rock Island, Illinois. Năm 1898, ông được giao trách nhiệm phối trí tổ chức những buổi nhóm bồi linh tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ.  Trong thời gian cộng tác với Salvation Army, George Bennard đã gặp và yêu Willaminta.  Sau đó, cả hai thành hôn và tiếp tục hầu việc Chúa với Salvation Army.  Một thời gian sau, hai vợ chồng được thuyên chuyển về New York.

Năm 1910, George Bennard quyết định trở thành nhà truyền giảng thực thụ.  Ông bà từ chức với Salvation Army và tham gia hầu việc Chúa với Hội Thánh Tin Lành Giám Lý.  Là người yêu mến Chúa và quan tâm đến nếp sống thánh khiết, George Bennard đã được Hội Thánh Giám Lý cử làm mục sư đặc trách cho công tác truyền giảng bồi linh tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ.   Gia đình Mục sư George Bennard đã chọn thị trấn Albion tại Michigan làm nơi định cư.

Tác Phẩm

Với trách nhiêm của một nhà truyền giảng lưu động, Mục sư George Bennard thường đến giảng tại nhiều hội thánh.  Vào đầu thế kỷ 20, những người theo khuynh hướng tự do tìm cách đả phá niềm tin Cơ Đốc.  Trước làn sóng tấn công từ bên ngoài, một số tín hữu thiếu hiểu biết Kinh Thánh dao động, Mục sư George Bennard tìm cách giúp các tín hữu hiểu rõ điều mình tin và giữ vững đức tin.

Vào thế kỷ thứ nhất, khi đối diện với những quan điểm sai lầm trong niềm tin Cơ Đốc, Sứ đồ Phao Lô đã viết: “Nguyện tôi không tự hào về điều gì ngoại trừ thập tự của Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta; nhờ đó đối với tôi, thế gian đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy” Ga-la-ti 6:14. Noi gương Sứ đồ Phao Lô, Mục sư George Bennard đã dành thì giờ suy nghiệm chân lý cứu rỗi qua sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trên thập tự cho chính mình. Từ kinh nghiệm cá nhân, Mục sư George Bennard chia sẻ niềm tin đó cho những người chưa biết Chúa và khích lệ những người đã tin Chúa.

Trong các bài giảng, Mục sư George Bennard thường trích dẫn câu Kinh Thánh Giăng 3:16 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Mục sư George Bennard cho biết mỗi lần suy gẫm câu Kinh Thánh Giăng 3:16, ông lại học được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn – đặc biệt trong những lúc ông phải đối diện với khó khăn.  Mục sư George Bennard nói thêm mỗi lần đọc lại câu Kinh Thánh này, tâm trí ông thường hình dung một cây thập tự, không phải cây thập tự bằng vàng hay bạc, nhưng là một cây thập tự cũ kỹ thấm máu của Chiên Con Đức Chúa Trời.

Mùa thu năm 1912, tại Albion, Michigan, trong thời gian suy niệm về thập tự, Mục sư George Bennard được thúc giục sáng tác một thánh ca.  Mục sư George Bennard cho biết chỉ trong vài phút, giai điệu của bài hát được hoàn tất.  Tuy nhiên, về lời ca ông chỉ viết được vài dòng; trong đó câu “I’ll cherish the old rugged cross” cứ lập đi lập lại nhiều lần. Trong vài tuần kế tiếp, Mục sư George Bennard cố gắng viết và sửa lại phiên khúc đầu tiên của bài thánh ca.

Cuối năm 1912, Mục sư George Bennard được mời đến giảng cho Hội Đồng Bồi Linh tại Sawyer Friends Church ở Sturgeon Bay, Wisconsin, nơi Mục sư Frank McCann quản nhiệm. Hội đồng được tổ chức từ ngày 29/12/1912 đến ngày 12/1/1913.  Tại hội đồng này,  Mục sư George Bennard hoàn tất bản thảo đầu tiên của bài thánh ca The Old Rugged Cross. Đêm bế mạc hội đồng, Mục sư George Bennard cùng với Ed E. Mieras hát bài thánh ca này.  Đây là lần đầu tiên thánh ca The Old Rugged Cross được giới thiệu cho công chúng.  Mục sư George Bennard và Ed E. Mieras vừa hát vừa đệm đàn guitar; người phụ họa đàn phong cầm là Pearl Torstensen Berg. Theo tin tức của báo Door Co. Dem. phát hành ngày 17/1/1913 tại Sturgeon Bay, hội đồng kết thúc gần 12 giờ khuya.  Đêm hôm đó có 148 người tin nhận Chúa.

Trong những tháng kế tiếp Mục sư George Bennard tiếp tục sửa lại lời thánh ca.  Cuối tháng 5/1913, Mục sư George Bennard được Mục sư Leroy O. Bostwick mời tham dự chương trình truyền giảng kéo dài hai tuần tại Pokagon, một thị trấn nhỏ thuộc miền tây nam của tiểu bang Michigan.

Trong những ngày tham dự hội đồng, Mục sư George Bennard đã tạm trú tại nhà ông bà Mục sư Leroy O. Bostwick.  Như các diễn giả cho hội đồng, Mục sư George Bennard thường dành thì giờ cầu nguyện. Sau một lần tĩnh nguyện, ý tưởng về bài thánh ca lại tuôn tràn.  Mục sư George Bennard vội vàng ghi lại cả bốn phiên khúc và điệp khúc của bài thánh ca. Bản hiệu đính của thánh ca The Old Rugged Cross được hoàn tất tại nhà của Mục sư Leroy O. Bostwick.

Ngày 7/6/1913,  lời thánh ca hiệu đính của The Old Rugged Cross được trình bày tại First Methodist Episcopal Church ở Pokagon, là hội thánh do Mục sư Leroy O. Bostwick quản nhiệm. Năm người hát thánh ca tại hội đồng là Frank Virgil, Oliver Mars, Clara Virgil, William Thaldorf  và Florence Jonen. Trong lần công diễn này, Mục sư George Bennard mời hội chúng ghi lại lời thánh ca và sau đó cùng hát với những người hướng dẫn.  Bài thánh ca The Old Rugged Cross được những người tham dự hội đồng hoan nghênh. Vợ của Mục sư Leroy O. Bostwick đã xin phép cho bà được vinh dự góp phần trả tiền làm bản kẽm để in thánh ca.

PokagonUMC_1913Nhà thờ của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Pokagon, Michigan
(Photo credit: http://www.the-oldruggedcross.org)

Mặc dầu được nhiều người hoan nghênh, Mục sư George Bennard vẫn không thỏa lòng với lời thánh ca mà ông đã viết.  Sau hội đồng tại Pokagon, Mục sư George Bennard tiếp tục đến truyền giảng tại một số hội thánh thuộc tiểu bang New York.  Tạ ơn Chúa! Các chương trình truyền giảng này có nhiều người tiếp nhận Chúa.  Mục sư George Bennard chứng kiến nhiều tấm lòng tan vỡ khi cảm nhận được tình yêu thể hiện qua sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trên thập tự.

Trở về lại Albion, Michigan, vẫn còn xúc động với những kinh nghiệm phước hạnh từ những hội đồng tại New York,  một lần nữa Mục sư George Bennard viết lại phiên khúc của bài thánh ca.  Những lời hát mà ông đã trăn trở mấy tháng nay sửa vẫn chưa xong, giờ đây tuôn chảy thật dễ dàng.  Mục sư George Bennard cho biết ông viết lại lời thánh ca thật nhanh và chỉ sửa có một chữ.  Mục sư George Bennard đã hoàn tất lời thánh ca The Old Rugged Cross như chúng ta có ngày hôm nay.

Sau khi viết xong cả nhạc và lời, Mục sư George Bennard gởi bài thánh ca đến cho Charles H. Gabriel, một nhà biên soạn thánh ca nổi tiếng tại Chicago, để nhờ Charles H. Gabriel soạn hòa âm.  Charles H. Gabriel viết hòa âm cho The Old Rugged Cross rồi gởi bản nhạc lại cho Mục sư George Bennard với dòng chữ “You will hear from this song.”

Mặc dầu The Old Rugged Cross được nhiều người yêu thích, trong vài năm đầu thánh ca chỉ phổ biến giới hạn tại một số hội thánh thuộc vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Bài thánh ca được phổ biến rộng rãi sau kỳ hội đồng tại Chicago Evangelistic Institute. Đại biểu từ nhiều tiểu bang đến tham dự hội đồng tại Chicago Evangelistic Institute sau khi nghe bài thánh ca đã giới thiệu The Old Rugged Cross đến các hội thánh ở xa. Một thời gian sau, Homer Rodeheaver, người đặc trách âm nhạc cho nhà truyền giảng Billy Sunday, đã mua lại quyền phát hành bài thánh ca The Old Rugged Cross với giá $500. Qua hệ thống phát thanh của nhà truyền giảng Billy Sunday, thánh ca The Old Rugged Cross được loan truyền khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Sau khi sáng tác The Old Rugged Cross, Mục sư George Bennard tiếp tục hầu việc Chúa thêm 45 năm nữa với Hội Thánh Tin Lành Giám Lý.  Trong thời gian này, ông đã sáng tác hơn 350 bài thánh ca nhưng không thánh ca nào để lại ảnh hưởng sâu đậm như The Old Rugged Cross, là thánh ca mà Mục sư George Bennard nói ông chỉ ghi lại những gì Chúa muốn ông viết.

Mục sư George Bennard về với Chúa vào ngày 10/10/1958 tại Reed City, Michigan. Thi hài ông được an táng tại nghĩa trang Inglewood Park Cemetery, Inglewood, California.  Sau khi Mục sư George Bennard về với Chúa, những địa phương nơi ông đã sinh sống hay hầu việc Chúa như Albion, Pokagon, và Reed City, đã thành lập những bảo tàng để lưu giữ những tài liệu liên hệ đến Mục sư George Bennard và nguồn gốc của bài thánh ca The Old Rugged Cross.

Năm 1959, khi biết tin quê hương của Mục sư George Bennard dự định thành lập bảo tàng tưởng niệm, Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đã viết: “Dự án thành lập nơi tưởng niệm Mục sư George Bennard, tác giả của thánh ca The Old Rugged Cross, và là công dân của quý thị trấn là điều rất tốt. Bài thánh ca này mang số 296 trong Thánh Ca của Lục Quân và Hải Quân.  Tôi biết bài thánh ca đã được hát, rất được yêu thích và đã làm mạnh mẽ đức tin của nhiều người.” Mục sư Normal Vincent Peale, một nhà văn và là nhà tư tưởng có nhiều ảnh hưởng, cho biết: “Thánh ca The Old Rugged Cross của Mục sư George Bennard là một trong những thánh ca tuyệt vời nhất đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống tâm linh của tôi.” Mục sư Tiến sĩ Billy Graham nhận định về Mục sư George Bennard như sau: “Chỉ có cõi đời đời mới tiết lộ đầy đủ cống hiến vĩ đại mà Mục sư George Bennard đã làm cho vương quốc của Đức Chúa Trời qua việc cống hiến những tài năng của ông, và đặc biệt qua bài thánh ca The Old Rugged Cross.”

Nguyên Văn

The Old Rugged Cross

1. On a hill far away
Stood an old rugged cross,
The emblem of suffering and shame;
And I love that old cross
Where the dearest and best
For a world of lost sinners was slain.

2. Oh, that old rugged cross,
So despised by the world,
Has a wondrous attraction for me;
For the dear Lamb of God
Left His glory above
To bear it to dark Calvary.

3. In that old rugged cross,
Stained with blood so divine,
A wondrous beauty I see,
For ’twas on that old cross
Jesus suffered and died,
To pardon and sanctify me.

4. To the old rugged cross
I will ever be true;
Its shame and reproach gladly bear;
Then He’ll call me someday
To my home far away,
Where His glory forever I’ll share.

Refrain:
So I’ll cherish the old rugged cross,
Till my trophies at last I lay down;
I will cling to the old rugged cross,
And exchange it someday for a crown.

(Source: United Methodist Hymnal – #504)

Ý Nghĩa

Ý nghĩa của lời thánh ca The Old Rugged Cross trong tiếng Anh được tạm dịch sang tiếng Việt như sau:

  1. Trên ngọn đồi xa xa, có một cây thập tự cũ kỹ đứng sừng sững
    Là biểu tượng cho sầu khổ và sỉ nhục.
    Tôi yêu cây thập tự xưa cũ ấy
    Nơi Người Yêu Dấu và Cao Quý nhất đã vì thế nhân tội lỗi hy sinh.

  2. Cây thập tự xưa ấy bị thế giới kinh tởm
    Nhưng đối với tôi có một sự thu hút diệu kỳ.
    Vì Chiên Con yêu quý của Đức Chúa Trời đã lìa nơi vinh quang cao cả
    Gánh vác thập tự đó đến đồi Gô-gô-tha.

  3. Đối với tôi, dòng huyết vương trên thập tự ấy thật đáng tôn kính
    Bởi vì trên thập tự đó, Đức Chúa Giê-xu đã chịu thống khổ và hy sinh
    Nhờ đó mà tôi được tha thứ và thánh hóa.

  4. Tôi sẽ luôn luôn trung thành với thập tự ấy
    Vui vẻ chấp nhận sỉ nhục và khinh miệt.
    Rồi sẽ có một ngày, Ngài gọi tôi về căn nhà của tôi ở thật xa
    Là nơi tôi sẽ chia sẻ vinh quang đời đời của Ngài.

Điệp Khúc:
Tôi yêu quý thập tự xưa,
Nơi tôi trao tất cả những vinh quang của mình.
Tôi sẽ gắn bó với cây thập tự cũ ấy;
Và sẽ có ngày, tôi đổi thập tự đó để nhận mão miện hiển vinh.

Lời Việt

Bài The Old Rugged Cross được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Thập Tự Xưa. Dịch giả Việt ngữ của bài thánh ca này là Mục sư Tiến sĩ Lê Vĩnh Thạch – Giáo Hạt Trưởng của Giáo Hạt Tin Lành Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay.

Mục sư Lê Vĩnh Thạch đã dịch bài Thập Tự Xưa khi còn trẻ. Trong thời gian đầu, bài hát được phổ biến tại một số hội thánh, trong giới học sinh sinh viên Tin Lành tại Sài Gòn, và sinh viên thần học tại Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang. Sau đó, Thập Tự Xưa được xuất bản trong tuyển tập Ca Khúc Muôn Đời phát hành vào đầu thập niên 1970.  Lời Việt của The Old Rugged Cross như sau.

Thập Tự Xưa

1. Thập Tự xưa sừng sững cao,
Dựng tận trên sườn núi xa,
Như tiêu biểu cho muôn sầu khổ sỉ nhục.
Lòng tôi yêu thập giá xưa,
Nơi Vua vinh diệu chí cao,
Thay nhân thế hư hoại chết cách đau thương.

2. Thập tự xưa hình xấu xa,
Toàn trần gian đều mỉa mai,
Nhưng thu hút tôi bằng tình yêu âm thầm.
Vì Chiên Con từ Chúa Cha,
Rời trời cao đầy hiển vinh,
Mang gian ác đau buồn ở Gô-gô-tha.

3. Thập tự xa lạ thuở xưa,
Chìm ngập trong giòng huyết thiêng,
Nhưng tôi thấy vẻ đẹp tuyệt đối cao trọng.
Vì tại trên thập giá xưa,
Jê-sus yên lặng khổ đau,
Ðem tha thứ nguyên lành đến cho chính tôi.

4. Từ nay trung thành mãi luôn,
Phục tại chân thập giá xưa,
Vui mang hết bao điều nhục nhã khinh bạc.
Ngày tương lai bừng sáng tươi,
Jêsus kêu gọi chính tôi,
Hân hoan sống trong nguồn ánh sáng vinh quang.

Điệp Khúc:
Lòng tôi say mê bóng dáng thập tự xưa.
Vui lòng đầu phục, tận hiến cả cuộc đời.
Lòng ôm ấp mối quyến luyến với thập tự.
Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi.

(Trích Ca Khúc Muôn Đời)

Thánh ca Thập Tự Xưa nhanh chóng được các tín hữu Tin Lành Việt Nam đón nhận.  Lời thánh ca súc tích, trang trọng, chứa đựng tình cảm sâu lắng. Từ ngữ dùng trong Thập Tự Xưa chọn lọc, âm vận hài hòa; văn mạch giản dị, tự nhiên, chuyển tải đầy đủ ý nghĩa, nội dung, tình cảm cùng quan điểm thần học trong nguyên tác. Thánh ca Thập Tự Xưa được đánh giá là một trong những bản dịch thánh ca hay nhất trong tiếng Việt từ trước cho tới nay.

Đã hơn 40 năm từ khi bài thánh ca Thập Tự Xưa được phát hành trong tiếng Việt. Như tại nhiều nơi trên thế giới, bài hát đã mang lại những ảnh hưởng tích cực trên cuộc sống của nhiều người. Nếu bạn chưa bao giờ nghe Thập Tự Xưa, mời bạn lắng nghe và cùng hát thánh ca này. Hy vọng, như hàng tỷ người trên thế giới trong suốt 100 năm qua, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cao trọng, tình cảm sâu đậm, và ân điển diệu kỳ mà Cứu Chúa dành cho bạn.

Châu Thanh

Bài viết cho
Thư Viện Tin Lành
Tháng 3/2013

 

 

Tựa đề: Thập Tự Xưa – The Old Rugged Cross
Nguyên tác: George Bernnard (1873-1958)
Lời Việt: Mục sư Lê Vĩnh Thạch

Thư Viện Tin Lành (2013)
www.thuvientinlanh.org

Xin chuyển tiếp nếu bạn thích.

Content retrieved from: https://www.thuvientinlanh.org/tstc_thaptuxua/.

Phim Nen Xem Mua Phuc Sinh

Phim Nen Xem Mua Phuc Sinh

Risen (2016)

Vào mùa Phục Sinh năm 2016, Hollywood đã phát hành một phim mới lây đề tài từ Kinh Thánh. Tựa đề cuôn phim trong tiếng Anh là Risen, nhắc lại sự kiện Đức Chúa Jesus phục sinh và Hội Thánh của Chúa bắt đầu phát triển.

Chuyện phim xoay quanh nhân vật chính là Clavius, một sĩ quan La Mã dưới quyền của Thống Đốc Pontius Pilate. Bị áp lực của người Do Thái, Thống Đốc Pontius Pilate đã ra lệnh tử hình Đức Chúa Jesus. Clavius là viên sĩ quan đã chỉ huy đội hành quyết thi hành bản án này. Clavius chính là người đã ra lệnh đâm vào hông Đức Chúa Jesus khi Ngài còn bị treo trên thập tự để chắc chắn rằng Chúa đã chết. Clavius cũng chính là người đã niêm phong phần mộ của Chúa sau khi Ngài được chôn.

Điều đáng ngạc nhiên là ba ngày sau đó, Thống Đốc Pontius Pilate được báo cáo là Đức Chúa Jesus – được gọi trong tiếng Do Thái là Yeshua – đã sống lại. Pontius Pilate không tin điều này, tuy nhiên thi hài của Đức Chúa Jesus đã biến mất. Thống Đốc Pontius Pilate cho rằng đây là một trong những thủ đoạn chính trị của người Do Thái; do đó ông đã ra lệnh cho Clavius cùng với Lucius, nhân vật thứ hai dưới quyền của mình, thực hiện một cuộc điều tra để tìm cho được xác của Đức Chúa Jesus; nếu không dân Do Thái sẽ tung hô Yeshua làMessiah, nghĩa là Đấng Cứu Thế; như vậy tình hình sẽ càng rắc rối hơn.

Tuân lệnh Thống Đốc Pontius Pilate, Clavius tiến hành nhiều cuộc điều tra, lục soát, chất vấn nhiều người, nhưng không tìm được thi hài của Đức Chúa Jesus. Ngược lại, Clavius đã gặp Đức Chúa Jesus sống lại; và sau đó, Clavius đã nhận được biến cải tâm linh.
Tuân lệnh Thống Đốc Pontius Pilate, Clavius tiến hành nhiều cuộc điều tra, lục soát, chất vấn nhiều người, nhưng không tìm được thi hài của Đức Chúa Jesus. Ngược lại, Clavius đã gặp Đức Chúa Jesus sống lại; và sau đó, Clavius đã nhận được biến cải tâm linh.

Phim Risen được viết theo lối phim điều tra hình sự, được đặt trong góc nhìn của một người không tin Chúa. Phim Risen do Affirm Film, một chi nhánh của Sony Pictures thực hiện. Rút bài học thất bại từ những phim gần đây của như Noah và Exodus: Gods and Kings, các nhà làm phim Risen đã cố gắng giữ nội dung không đi xa khỏi những chi tiết đã được ký thuật trong Kinh Thánh,

Nhân vật chính trong phim là Clavius, do Joseph Fiennes, người đã đóng vai William Shakespeare trong phimShakespeare in Love, diễn. Thomas Andrew Felton, người đã đóng vai Draco Malfoy trong loạt phim Harry Potter, đóng vai Lucius. Peter Macintosh Firth, người từng đoạt giải Golden Globe về diễn viên phụ, đóng vai Pontius Pilate. Phim Risen do Kevin Hal Reynolds, đạo diễn phim Robin Hood: Prince of Thieves, viết kịch bản và làm đạo diễn.

Phim Risen được thực hiện với một ngân sách tương đối thấp, chỉ có 20 triệu đô-la. Phim được hãng Sony Pictures và Columbia Pictures phát hành vào ngày 19/2/2016. Sau hai tuần trình chiếu, phim thu được hơn 24 triệu đô-la. Phim được các nhà phê bình đánh giá là trên trung bình 5.8/10, nhưng được các khán giả trên CinemaScore cho điểm A- tới A+.

Đây là một phim nên xem trong mùa Phục Sinh.

Sưu tầm internet 

Từ hận thù sang tha thứ – Em bé Napal

“EM BÉ NAPALM” KIM PHÚC

01/07/2016 1@1.ua Lời chứng sống, Lời chứng, chia sẻ niềm tin 0


“Em bé Napalm” Kim Phúc và cuộc đời được biến đổi bởi đức tin Cơ Đốc

Nó là một tấm ảnh mà không ai có thể quên được. Một cô bé, quần áo đã bị cháy rụi bởi bom Napalm, đang kêu la thất thanh và chạy khỏi ngôi làng đang bốc cháy. Hai cánh tay dang rộng trong nỗi khiếp sợ và đau đớn.

Đối với nhiều người, tấm hình này – đem lại giải thưởng Pulitzer Prize cho nhiếp ảnh gia Nick Ut – đã cô đọng lại thảm kịch của cuộc chiến tranh Việt Nam. Làng Trảng Bàng đã bị tàn phá vào ngày 8/7/1972 trong một cuộc không kích vào một căn cứ tình nghi. Nhiều người đã thiệt mạng còn cuộc đời của cô bé thì đã thay đổi mãi mãi.

Dù cho bị bỏng rất nặng, cô bé ấy vẫn sống sót. Nick Ut đã chở cô đến bệnh viện. Kim Phúc đã phải chịu đựng 14 tháng phục hồi trong đau đớn bởi vết bỏng độ III chiếm hơn một nửa cơ thể.

Khi lớn lên, Kim Phúc buộc phải từ bỏ trường y tế vì lý do luôn được nhắc đến như là một “biểu tượng của cuộc chiến tranh nhân dân”. Sau khi khiếu nại với người đứng đầu chính phủ Việt Nam, cô đã được phép rời quê hương để tiếp tục con đường học tập của mình. Kim Phúc gặp người chồng tương lai của mình tại Cuba, và sau đó họ quyết định trốn qua phương tây. Vào tuần trăng mật của họ năm 1992, hai vợ chồng đã xuống khỏi máy bay trong lúc chiếc phi cơ đang tiếp nhiên liệu tại Gander, Newfoundland, Canada rồi bỏ trốn.

Phan Thị Kim Phúc cùng với chồng tại một Hội Thánh tại Canada

Phan Thị Kim Phúc cùng với chồng trong một buổi nhóm tại Canada

Định cư trên một miền đất mới với một gia đình trẻ, câu chuyện của Kim Phúc lại tiếp tục tại đây. Trong lúc những bất đồng và tranh cãi xảy ra liên quan đến vụ đánh bom – ai là người ra lệnh, đã xảy ra ở đâu, mục tiêu là gì – thì một thực tế là Kim Phúc đã trở thành một nạn nhân vô tội của chiến tranh vẫn là điều không thể thay đổi. Giờ đây, cô dùng danh tiếng của mình để lên tiếng cho hòa bình. Tháng 11 năm 1997, Kim Phúc được mệnh danh là Đại sứ Thiện chí của UNESCO. Trước đó cũng năm 1997, cô cũng thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Chicago, Hoa kỳ nhằm giúp đỡ các nạn nhân vô tội của chiến tranh.

Có lẽ sự bình an lan tỏa từ Kim Phúc chính là điều tuyệt vời nhất về cô. Cô không hề tức giận. Cô không hề cay nghiệt với chính phủ hay bất kỳ ai đã từng tham gia vào cuộc chiến. Trên thực tế, niềm đam mê lớn nhất của Kim Phúc là sự chữa lành. Năm 1996, cô đã đến Hoa kỳ để gặp Nick Út cũng như các bác sĩ đã phẫu thuật cho mình ở Sài Gòn. Vào ngày Cựu chiến binh năm đó, Kim Phúc đã phát biểu tại Đài Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam tại Washington DC. Thông điệp của cô bày tỏ niềm mong mỏi về sự chữa lành cũng như hòa giải đối với tất cả những ai đã từng tham gia vào cuộc chiến.

Kim Phúc chia sẻ về đời sống của mình đã được Chúa biến đổi

Kim Phúc chia sẻ về đời sống của mình đã được Chúa biến đổi

Tuy nhiên, sự bình an ấy không phải đến từ bản thân cô, cũng không phải tự nhiên mà có được. Trước khi chuyển đến Cuba, Kim Phúc đã đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cô chia sẻ về hoàn cảnh trước đó của mình:
“Sự căm giận bên trong tôi chồng chất cao như núi. Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết. Tôi dành cả ngày trong thư viện tìm đọc nhiều sách tôn giáo để tìm kiếm mục đích của cuộc sống. Một trong những cuốn sách tôi đọc là Kinh Thánh. Giáng sinh năm 1982, tôi tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ làm Cứu Chúa của tôi. Đó là sự biến chuyển diệu kỳ trong đời tôi. Chúa giúp tôi học biết tha thứ – bài học khó khăn nhất trong tất cả các bài học…. Vẫn còn những vết sẹo trên thân thể tôi, nhưng tấm lòng tôi đã được thanh tẩy.”
Đời sống Kim Phúc đã hoàn toàn được biến đổi từ khi tin nhận Chúa Giê-xu:
“Khi trở thành Cơ Đốc nhân, tôi có một sự kết nối tuyệt vời – mối quan hệ giữa tôi và Chúa Giê-xu và Đức Chúa Trời. Kể từ thời điểm đó, tôi học cách tha thứ”
Chúa đã cất đi sự thù hận trong con người Kim Phúc và thay vào đó là sự tha thứ và lòng biết vô hạn:
“Tôi thực sự cảm ơn Chúa vì Ngài đã cứu sống tôi khi tôi còn bé. Cho dù điều gì xảy ra với tôi, tôi đã có một cơ hội khác được sống, được khỏe mạnh, được đem niềm vui và sự giúp đỡ đến cho người khác”

Kết luận

Qua cuộc đời của Phan Thị Kim Phúc, chúng ta thấy được tình yêu thương cũng như quyền năng biến đổi của Đức Chúa Trời. Từ một cô gái chịu tổn thương và có thể sẽ suốt đời chìm ngập trong sự thù hận và đau đớn, Kim Phúc đã hoàn toàn tha thứ và sống một cuộc sống mới trong sự vui mừng. Không những thế, Kim Phúc còn giúp đỡ và trở thành nguồn khích lệ lớn lao cho biết bao người khác.

Bạn cũng muốn cuộc đời mình được Chúa biến đổi để trở nên vui tươi, bình an và có ý nghĩa? Đức Chúa Giê-xu phán rằng:
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.” – Ma-thi-ơ 11:28-29
Chúa yêu thương bạn và muốn giúp đỡ bạn. Hãy đến với Chúa Giê-xu, và trao hết mọi gánh nặng, ưu phiền, thậm chí sự thù thận của bạn cho Ngài. Bạn sẽ tìm thấy sự bình an thật trong Ngài.

Power to Change Ministries – Tin Lành Trẻ dịch và bổ sung

(Sưu tầm internet)

Những con số trong Thánh kinh

Thánh Kinh đề cập một số không ít về những con số:

Hai trong những con số phổ biến thường được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh là số 7 và số 40.

Số 7 chỉ về sự trọn vẹn hoặc là hoàn hảo (Sáng thế ký 7:2 – 4; Khải Huyền 1:20). Nó thường được gọi là “con số của Chúa” bởi vì chỉ có Ngài là Đấng hoàn hảo và trọn vẹn (Khải Huyền 4:5; 5:1, 5-6).

Số 3 cũng được hiểu là con số về sự trọn vẹn thiên thượng: Ba Ngôi Đức Chúa Trời gồm có Cha, Con, và Thánh Linh.

Số 40 thường được hiểu là “con số của việc tập sự hay thử thách.” Ví dụ, dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang trong đồng vắng suốt 40 năm (Phục truyền Luật lệ ký 8:2-5); Môi-se đã ở trên núi trong 40 năm (Xuất Ai-cập 24:18); Giô-na cảnh báo dân thành Ni-ni-ve rằng thành sẽ bị sụp đổ sau 40 ngày (Giô-na 3:4); Chúa Giê-xu chịu cám dỗ trong 40 ngày (Ma-thi-ơ 4:2); khoảng thời gian nằm giữa thời điểm Chúa Giê-xu sống lại và thăng thiên là 40 ngày (Công vụ các sứ đồ 1:3).

Một con số khác cũng được lặp lại trong Kinh Thánh là số 4, đây là con số của sự sáng tạo: bắc, nam, đông, tây; 4 mùa.

Số 6 cũng được cho là con số về loài người: con người được tạo dựng trong ngày thứ 6; con người chỉ làm việc trong 6 ngày. Một ví dụ khác trong Kinh Thánh sử dụng con số để ám chỉ về điều gì đó trong Khải Huyền 13, để chỉ về con số của kẻ chống đối Chúa là 666.

Dù những con số này có thật sự chứa đựng một ý nghĩa gì hay không thì điều đó vẫn còn ở trong vòng tranh cãi. Kinh Thánh rõ ràng chỉ sử dụng những con số này trong những khuôn mẫu hoặc để dạy về chân lý thuộc linh. Tuy nhiên, nhiều người lại chú ý quá nhiều vào vấn đề “Thánh Kinh số học”, cố gắng để tìm một ý nghĩa đặc biệt nào đó ẩn bên dưới mỗi con số trong Kinh Thánh. Thông thường, một con số trong Kinh Thánh cũng chỉ là một con số đúng nghĩa.

Chúa không kêu gọi chúng ta tìm hiểu những ý nghĩa bí ẩn, những thông điệp ẩn giấu, hay những mật mã trong Kinh Thánh. Luôn có nhiều chân lý đủ rõ ràng, dễ hiểu trong Kinh Thánh phù hợp những nhu cầu của chúng ta và nó làm cho chúng ta “trọn vẹn và được sẵm sẵn để làm mọi việc làm” (2 Ti-mô-thê 3:16).

(Sưu tầm internet)

Cuộc đời biến đổi của cựu trung tướng Nguyễn Hữu Có

Nguyễn Hữu Có (1925–2012) là một cựu Trung tướng Việt Nam Cộng hòa và cũng là một chính khách, từng giữ chức Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời là Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa(1965–1967)[1]. Ông từng là nhân vật số 3 trong chính quyền Sài Gòn sau tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Thân Thế và Sự Nghiệp

Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà.Năm 1958, tôi đã được 15 năm trong binh nghiệp. Với cấp bậc Đại tá tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Quân khu I, gồm 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Lúc đó các thầy tướng số và các nhà sư khuyên tôi nên lập trang thờ các vị thần hộ mệnh. Tôi tin vào lời khuyên và bắt đầu thờ Ông (Quan Công – Lưu Bị – Trương Phi ), Đức Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm. Mặc dù thờ Phật, nhưng tôi không hề đi chùa, không đọc kinh Phật, nên chẳng hiểu biết giáo lý Phật giáo. Sự thờ phượng của tôi chỉ với mục đích bảo hộ bản thân. Vì bận công việc hằng ngày, tôi không có thời giờ tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong Phật giáo, nhất là sự ăn năn, sự tha tội, và sự cứu rỗi linh hồn.
Cuối năm 1963, tôi được vinh thăng Thiếu tướng vì có công trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc đời binh nghiệp của tôi từ đây có những bước tiến vọt đáng kể:

· 1964-1965: Làm Tư Lệnh Quân đoàn IV, rồi làm Tư Lệnh Quân đoàn III.

· 1965-1966 : Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hoà – Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.

Địa vị tôi càng cao càng vững vàng tôi càng tin nơi các đấng hộ mệnh. Tôi biệt riêng ra một phòng ở tư thất, dành cho việc thờ cúng. Tôi cũng thờ thêm nhiều vị Phật khác như: Phật Di Lặc, Phật Bà Chúa Xứ, Phật Đầu Xà ( Thái Lan ), các Thần Tài, Thổ Địa, v.v. Tôi chi tiền rộng rãi mua sắm hương đèn, hoa quả, còn việc thờ cúng thì giao cho quản gia và người chị vợ trách nhiệm mỗi đêm thắp hương, niệm Phật. Các vị thượng khách khi đến Việt Nam, biết tôi mộ đạo (dù chỉ bằng hình thức), đã tặng tôi nhiều tượng Phật quí thỉnh từ các Chùa ở Lào, Thái Lan và Miên. Tôi cũng đeo trong người hàng chục tượng Phật nhỏ bằng vàng, ngà voi , đá quí do nhiều người gởi tặng, để lúc nào tôi cũng được che chở hộ mạng. Gia đình tôi quan niệm rằng nếu muốn cho linh hồn mình được cứu rỗi trong đời sau thì đời nầy phải lo đạo đức, làm lành lánh dữ, dâng hiến cho các chùa và làm công tác từ thiện.

Đời binh nghiệp và chính trị của tôi lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tôi chẳng những có thanh thế trong nước, mà còn có tiếng tăm ở nước ngoài. Tôi đã đi thăm và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á tôi đã đi thăm Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Đại Hàn. Ở Châu Âu, tôi đã đến các nước Anh, Đức và Ý. Đặc biệt tôi đã được Đức Giáo Hoàng Paul VI tiếp kiến tại Toà Thánh Vatican. Ở Châu Phi, tôi đã thăm và gặp gỡ các vị Tổng Thống Bourguiba của Tunisie, Tổng Thống Houphouet của Côte d Ivoire. Ở Hoa Kỳ, tôi đã được mời thăm 1 số lớn căn cứ quân sự Mỹ tại Hawai và trên đất liền.

Những Bước Thăng Trầm

Thử thách thứ nhất
Cuộc đời không có gì bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, v.v. chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết. Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam.

Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó:

– Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn – Tapei.

– Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị.

– Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan.

Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã “cách chức tôi “, hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận.

Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi.

Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949).

Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh.

Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới.

Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về.

Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình.

Thử thách thứ hai
Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xã Phước Long, Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đình chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa ngân hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại tình bạn cũ ngày trước. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa ngân hàng. Tôi chấp nhận ngay, vì việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm phó tổng giám đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh, từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh, lúc Tín Nghĩa Ngân hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động vì Đoàn Thanh tra ngân hàng đã thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời và các nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra tòa, nhưng được tại ngoại, có lẽ vì tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài Gòn, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu.

Thử thách thứ ba
Năm 1975, sau khi Phước Long rồi Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Tôi bắt đầu lo lắng cho số phận miền Nam Việt Nam. Khi Chính Phủ quyết định rút bỏ Kontum, Pleiku, tình hình quân sự suy sụp mau chóng. Trọn tháng 4, tôi đã bỏ hết công việc làm ăn để tìm phương tiện đưa gia đình ra nước ngoài. Nhưng số phận tôi đã an bài. Tất cả những lo liệu của tôi đều thất bại. Gia đình chúng tôi bị kẹt sau ngày miền Nam hoàn toàn thất thủ. Tôi không trách bạn bè sao không giúp đở vì trước cảnh dầu sôi lữa bỏng, ai cũng lo cho bản thân mình trước đã. Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt và ra Vũng Tàu giao nhà cho Uỷ Ban quân quản. Cơ quan nầy từ chối không chấp cho tôi biên lai nhận nhà. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181-Cách Mạng cũng giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi còn không bảo đãm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi trình diện cải tạo. Từ đây những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đã bao trùm lên tôi và gia đình tôi.

Tôi nhìn biết Đức Chúa Trời

Mùa hè 1977, tôi và ban tướng lãnh (31 người) đang ở trại 5 Yên Bái. Chúng tôi từ trại Quang Trung đã được chuyển ra đây bằng phi cơ từ mùa hè trước (1976). Ở đây chúng tôi phải lao động nặng nhọc. Mỗi tuần trừ những người đau yếu, chúng tôi phải lên núi đốn củi đem về đun. Hôm ấy trời nóng bức oi ả. Sau khi đốn xong 1 vác củi đúng chỉ tiêu (khoảng 25 Kg), tôi ngồi nghỉ mệt trên đồi dưới bóng mát, chờ anh em đốn xong để được lính canh đưa về trại một lượt. Tôi nhìn xem cảnh vật chung quanh. Trên cành cây có chim đang nhảy nhót. Từng đàn bướm lượn quanh khoe cánh với đủ màu sắc sặc sỡ. Trên trời từng đàn mây trắng bay với nền trời xanh trong trẻo. Các chú chuồn chuồn bay chập chờn như những chiếc trực thăng cực nhỏ. Bất giác tôi tự hỏi ai tạo ra vạn vật trong thiên nhiên. Chẳng lẽ mọi vật tự nó có và vũ trụ đặt ra qui luật phát triển và tồn tại ư? Từ suy nghĩ đó, tôi nhìn lên trời cao và nghỉ đến một Đấng mà thế gian gọi là Ông Trời hay là Thượng Đế. Tôi nghĩ phải có đấng tạo hoá dựng nên thế gian và mọi loài vạn vật. Với ý nghĩ đó tôi so sánh ông Trời với ông Phật. Người ta thường nói Trời mưa, Trời nắng, Trời gió, Trời lạnh, v.v. Còn ông Phật thì không được gọi như thế. Sau chuyến đi lấy củi hôm ấy, tôi có một nhận thức mới. Đó là điểm khởi đầu nhìn biết Đức Chúa Trời. Từ đấy tôi nhìn và lối suy nghĩ khác hẳn trước. Đối với hoạn nạn tôi đã trải qua tôi không qui cho số phận may rủi nữa. Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên tôi ắt có quyền trên đời sống tôi. Mọi việc xảy ra trong đời tôi đều do ơn Ngài quyết định.

Chúa làm phép lạ trong gia đình tôi

Ngài cứu con trai tôi
Gia đình tôi có 12 người con, 4 trai, 8 gái. Chúng tôi rất khổ tâm khi có đứa con trai hư đốn nghiện ngập xì ke. Đó là đứa con trai thứ nhì Nguyễn Hữu Trung, sinh năm 1955. Trung đã nghiện ngập xì ke trước ngày mất miền Nam. Sau năm 1975, gia đình túng thiếu, cuộc sống chật vật, nhưng Trung vẫn tìm mọi cách moi tiền đi hút. Gia đình có gởi Trung vào Trường Phục Hồi nhân phẩm cải tạo xì ke, ma tuý, và gái điếm) ở Bình Triệu. Được một thời gian, trường cho về nhà nhưng Trung vẫn không bỏ được xì ke. Đến tháng 08-1979, Trung bị nghiện nặng bỏ nhà ra đi một thời gian. Vì thiếu tiền, thiếu thuốc, Trung bị cơn nghiền dày vò hành hạ nên trở về nhà. Hai hôm sau Trung lên cơn sốt nặng, người gầy yếu chỉ còn da bọc xương (Trung cao 1m72 chỉ còn có 28Kg). Gia đình chở Trung lên bệnh biện Nguyễn Văn Học (Gia Định) lúc chiều. Các bác sĩ khám cho Trung, lúc ấy Trung đã hôn mê nằm như người gần chết. Bác sĩ thử tủy cột sống, Trung không còn tủy nữa . Các bác sĩ cho biết Trung không thể nào sống được tới 12 giờ đêm, và khuyên gia đình nên chuẩn bị mai táng. Hôm đó nhằm ngày thứ bảy. Gia đình tôi đã có vài đứa con tin Chúa (2 con gái Nguyễn thị Ngọc Thu, Nguyễn thị Thanh Loan , và Nguyễn thị Minh Trang là vợ Trung).

Tối hôm ấy, chúng nó đi nhóm nhà thờ Tin Lành Trần Cao Vân và xin Mục Sư Hồ Hiếu Hạ dâng lời cầu nguyện xin Chúa chữa bệnh cho Trung. Cả Hội Thánh cầu nguyện. Tan buổi nhóm, Mục sư Hạ và một số thanh niên đến nhà chúng tôi cầu nguyện cho Trung đến 11 giờ đêm. Nhưng vợ tôi vẫn chuẩn bị mọi việc để mai táng Trung. Ngày hôm sau, trời vừa mờ sáng, Ngọc Thu đã đến bệnh viện. Vì có lời dặn của bác sĩ hôm trước, nên Thu đi thẳng xuống nhà xác, không có xác Trung ở đây. Thu hơi mừng, đi gấp lên phòng bệnh chổ Trung nằm, vừa đi vừa cầu nguyện Chúa. Đến nơi Thu rất đổi ngạc nhiên thấy Trung đã tỉnh táo, đòi ăn cháo. Các bác sĩ cũng ngạc nhiên nói chỉ có phép lạ Trung mới sống được như thế. Sau một tuần nằm điều trị ở bệnh viện, Trung hầu như hồi phục và được xuất viện.

Chúa chữa bệnh phổi cho Trung
Về nhà được ít lâu, Trung bị bệnh lại, đó là bệnh phổi tái phát, vì năm 1973 lúc Trung còn học tại trường Hạ Sĩ quan Nha Trang, có lần đã nằm viện giải phẩu lấy mủ ở phổi. Ngọc Thu đưa Trung vào bệnh viện Hồng Bàng trong Chợ Lớn trị lao. Nơi đây sau khi chụp hình phổi, thử máu, thử đàm bác sĩ cho biết Trung đã bị lủng phổi rất nặng, phải chịu nằm viện và cách ly với vợ con. Tạm thời Trung phải trở về nhà đợi một tuần vì bệnh viện chưa có chổ nằm. Cả gia đình cầu nguyện Chúa thương xót chữa lành cho Trung một lần nữa. Tuần sau, Trung trở lại bệnh viện để làm thủ tục nhập viện. Bác sĩ cho chụp hình trở lại. Rất kỳ lạ là hai lá phổi đều tốt hoàn toàn. Các kết quả khác đều cho kết quả tốt. Các bác sĩ đều ngạc nhiên về trường hợp nầy. Một lần nữa Đức Chúa trời đã chữa lành cho Trung, để qua đó cả gia đình đều đến với Ngài. Halêlugia, cảm tạ Chúa!

Ghi chú : sau sự việc nầy vợ Trung là Minh Trang được người cô ở Pháp giúp đở mua nhà ở riêng và làm ăn phát đạt. Hiện vợ chồng Trung có đứa con gái xinh đẹp và rất hạnh phúc. Nguyền xin Chúa ban ơn gìn giử gia đình Trung để chúng nó đứng vững trong đức tin mà theo Ngài.

Chúa chữa lành bệnh khó cho vợ tôi
Đầu năm 1983, vợ tôi bị bệnh tiểu đường, nước tiểu trắng đục như vôi. Nhà tôi nhờ bác sĩ Nguyễn Sào Trung chữa trị. Bệnh không thuyên giảm. Bác sĩ Trung đề nghị vợ tôi đi xét nghiệm và hội chẩn của các bác sĩ. Thạc sĩ Ngô Gia Hy cho biết vợ tôi bị một chứng bệnh kỳ lạ, hàng triệu người bệnh mới có trường hợp như vậy. Có một loại giun chỉ ở trong thận, dùng thuốc không thể trục chúng ra được, mà giải phẩu mới mong cứu sống vợ tôi. Nhưng giải phẫu cũng không chắc thành công vì bệnh viện thiếu phương tiện. Hơn nữa, vợ tôi sức khoẻ sa sút khó có thể chịu nổi cuộc giải phẩu kéo dài những 7 tiếng đồng hồ. Thạc sĩ Ngô Gia Hy đề nghị vợ tôi xin đi nước ngoài để chữa trị mới có hy vọng được cứu sống. Đề nghị nầy thực khó thực hiện vì gia đình không có tiền, ngoài ra thủ tục xin xuất ngoại chữa bệnh cũng khó khăn. Trong cảnh tuyệt vọng, gia đình tôi chỉ còn có một con đường là mọi người hết lòng cầu nguyện, nài xin Chúa thương xót vợ tôi. Lúc nầy Hội Thánh Trần Cao Vân đã bị nhà nước tịch thu và ngưng hoạt động, còn Mục sư Hồ Hiếu Hạ và các tôi tớ Chúa ở đây đã bị bắt giữ. Gia đình chuyển qua sinh hoạt tại một nhà thờ Tin Lành cách nhà chúng tôi vài trăm thước. Mục sư Lê Quốc Chánh, Chủ tọa Hội Thánh, đặt tay lên người vợ tôi cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho. Vợ tôi kiêng ăn cầu nguyện. Cả gia đình cũng hết lòng cầu nguyện. Vài ngày sau, vợ tôi đi ngoài và phát hiện một con giun đủa lớn kéo theo một chùm giun nhỏ cứ theo ra ngoài. Vợ tôi lấy cả đám giun đem đến bệnh viện Bình Dân xét nghiệm. Thạc sĩ Ngô Gia Hy xác nhận đây chính là giun chỉ ở thận của vợ tôi. Ông rất ngạc nhiên không hiểu tại sao giun lại theo đường tiêu hoá ra ngoài. Chúa cho phép bệnh tật xảy ra, thì cũng có cách chữa lành bệnh. Không việc gì Chúa không làm được vì Ngài là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri. Halelugia, cảm tạ Chúa.

Chúa mở đường cho tôi đến với Ngài
Đầu năm 1979 do tình hình chiến sự bộc phát ở biên giới Tây Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra nên các trại cải tạo ở gần biên giới phía Bắc được di tản đưa về nhập với các trại phía Nam xa biên giới. Tập thể tướng lãnh chúng tôi đang ở trại Hà Tây (cách Hà Nội 25Km về phía Tây) cũng được phát tán qua các trại khác. Tôi và các tướng Lê Minh Đạo, Lý Tòng Bá và Phạm Ngọc Sang được chuyển về trại Nam Hà (Phía Tây Phủ Lý 30Km). Đến giữa tháng 04 năm 1979, thình lình tôi được lệnh tha cùng một lúc với bảy anh em khác ở trại. Anh em bàn tán xôn xao cho rằng tôi được lệnh tha là do nhu cầu chính trị, để tuyên truyền cho chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ. Rồi sau đó tôi được đưa về trại Hà Tây. Nơi đây cũng có có anh em khác từ các trại cải tạo ở Thanh Hoá đưa về. Tất cả chúng tôi là 13 người, được hưởng chế độ ăn uống bồi dưỡng và được đi tham quan Hà Nội, có vẻ như sắp được cho về với gia đình. Thủ tục nầy được áp dụng từ trước đến nay như một thông lệ. Sau hơn một tuần lễ sống trong tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, chúng tôi được lệnh tập trung lên phòng họp của trại để nghe cấp trên nói chuyện. Chúng tôi mừng hụt vì không phải được thả về mà để nghe động viên giải tinh thần buộc đi vào Thanh Hoá nghiên cứu thành lập một nông trường cho Bộ Nội Vụ (Cục cải tạo). Trước vẻ mặt tiu nghỉu của chúng tôi, trại hứa hẹn chỉ đi vài tháng thôi “rồi cho các anh về”. Về sau tôi nghe các anh em kể lại: khi chúng tôi vào Thanh Hoá, và nói rằng tôi được cử làm giám đốc nông trường ở Thanh Hoá, (tôi còn là tù nhân thì làm sao làm giám đốc được!). Tin nầy làm cho anh em phẫn nộ và có ác cảm với tôi. Đây là lần thứ hai tôi bị tai tiếng. Lần trước tai tiếng đã từng xảy ra khi miền Nam bị mất, ở đâu người ta cũng đồn tôi là Thượng tá Việt Cộng. Xin Chúa chứng giám và biện minh cho con. A-Men!

Tôi vào Thanh Lâm (Thanh Hoá) gần hai năm. Đến giữa năm 1981, tôi được trở về trại Hà Tây để bị giam chung với các tướng lãnh. Ai cũng chê tôi gầy và đen quá.

Trong hai năm 1980-1981, trại Thanh Lâm bị bão lụt tàn phá nhiều lần, thiên tai gây tốn kếm rất nhiều hoa màu, cây cối bị thiệt hại nhiều lần làm cho nông trường bị giải thể, các trại viên được chuyển về nam ở trại Hàm Tân. Thời gian ở Thanh Lâm, gia đình tôi chỉ gởi quà tiếp tế chớ không ra thăm nuôi vì đường đi khó khăn trắc trở. Về đến Hà Tây thì có người nhà tôi ra thăm (sui gia và con gái). Ngoài quà cáp, tôi còn nhận được một quyển Kinh Thánh toàn bộ. Tôi phải cất giấu mới đem được vào trại. Ở trang đầu quyễn Kinh Thánh, Mục sư Hồ Hiếu Hạ có ghi tặng tôi câu Kinh Thánh ở Thi Thiên 119:105: ” Lời Chúa là ngọn đèn cho chân bác … là ánh sáng cho đường lối bác … … ”

Lúc bấy giờ Chúa đã làm cho tôi hai việc: (1) Chúa trang bị cho tôi hành trang tâm linh để cho tôi để cho tôi đọc hàng ngày dọn mình đến với Chúa. (2) Chúa an bài sắp xếp cho tôi ở chung với một số con cái Chúa.

Thật lạ lùng khi tôi nghĩ ra điều nầy. Tôi được giam ở buồng 4 có cửa thông qua buồng 3, nơi đây có ba Cơ Đốc Nhân là các tướng Lê Trung Trực, Đoàn Văn Quảng, và Nguyễn Chấn Á.

Chịu Báp Têm
Cuối tháng 3/1983, toàn trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà. Các tướng lãnh được tập trung ở một dãy buồng lớn. Tôi rất vui mừng là trại nầy có giam Mục sư Tuyên uý Tin Lành và một Mục sư dân sự (Mục sư Điểu Huynh).

Ngày Chủ Nhựt 20 tháng 3 năm 1983 là ngày đáng ghi nhớ trong đời tôi. Sáng hôm ấy, sau khi tập hợp điểm danh trước buồng, đáng lẽ người cán bộ phụ trách khoá cửa vòng ngoài cửa buồng như thường lệ, thì anh ta lại quên khoá cửa. Chế độ giam giử cấp tướng là biệt giam. Chúng tôi không được ra ngoài liên hệ với buồng khác. Sau khi thấy được việc quên không khoá cửa, các anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi bàn với nhau nên lén lút thoát ra ngoài tìm chổ nhóm họp của các Mục sư. Sau khi đồng ý, chúng tôi hé cửa thoát ra ngoài hỏi thăm chổ nhóm của các Mục sư rồi đến ngay nơi ấy.

Chúng tôi vào buồng 11 leo lên trên (chổ ngủ phía dưới là bệ xi măng, còn phía trên là sạp ván). Đang nhóm họp tại đây có các Mục sư Dương Kỳ, Nguyễn Văn Nghi, Võ Xuân và một số tín hữu ở buồng khác đến. Chúng tôi tham gia thờ phượng Chúa và nghe Mục sư Dương Kỳ giảng. Xong bài giảng tôi ngỏ ý xin Mục sư Dương Kỳ làm phép Báp têm cho tôi vì nếu bỏ lỡ cơ hội nầy, khó có thể có dịp khác. Được Chúa cảm động Mục sư Dương Kỳ chấp thuận ngay. Thế là tôi được làm phép Báp têm bằng nước trong bi-đông tưới lên đầu. Tôi cảm động đến rơi lệ vì tình thương của Chúa đã cứu chuộc tôi, Chúa đã rữa sạch tội lỗi cho tôi. Kẻ từ hôm ấy, tôi được địa vị làm con cái Ngài và được gọi Ngài là Cha Thiên Thượng. Rõ ràng Ngài đã dọn đường cho tôi đến với Chúa theo cách Ngài muốn. Vì tôi là cựu Tổng trưởng Quốc phòng nên tôi nghỉ Chúa muốn chính Mục sư Dương Kỳ, Đại tá Tuyên Uý Trưởng ngành tuyên uý quân đội, làm lể Báp têm cho tôi. Nghi thức nầy được thực hiện ngay trong chốn lao tù, nơi tôi bị giam giữ.

Sau khi tin Chúa

Những thay đổi bước đầu
Sau khi tin Chúa, tôi cảm thấy vui mừng trong nội tâm. Vui mừng vì tất cả tội lỗi của mình trong quá khứ đã được Chúa tha thứ tẩy sạch. Đó là một gánh nặng mà tôi phải mang cho đến chết nếu không được Chúa cứu. Lời Chúa trong Kinh Thánh còn hứa chắc chắn rằng Ngài dành cho tôi một chổ ở trên Thiên Đàng khi linh hồn tôi rời bỏ trần thế nầy. Trước đây khi còn thờ hình tượng, không có đấng nào dám hứa với tôi như thế. Tôi quyết tâm ăn năn tội lỗi, sống một cuộc sống mới, thanh sạch gương mẫu. Tôi tuyệt nhiên không hút thuốc lá, uống rượu, cờ bạc là những điều dể vấp phạm trong hoàn cảnh buồn khổ ở trại giam. Được lời Chúa dạy dỗ, nhắc nhở hằng ngày, tôi sống vui vẻ và hạnh phúc hơn, được tình thương yêu lớn lao của Chúa bao bọc, tôi nhìn bạn bè xung quanh tôi với sự yêu thương chân thật. Tôi luôn luôn tìm cách giúp đở bạn bè trong các công việc lặt vặt như vá quần áo, sữa chữa đồ dùng (tôi được anh em khen là khéo tay). Tôi tích cực chia sẻ công việc khó khăn, nặng nhọc ở buồng như vét giếng, sửa nhà v.v. Đối với bạn bè nóng tính, tôi luôn luôn nhường nhịn và sẵn sàng tha thứ mỗi khi bị xúc phạm. Tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có cho bạn bè thiếu thốn từ thức ăn, thuốc uống cho đến các nhu cầu khác.

Chúa sống trong tôi
Những sự thay đổi trong người tôi, không phải do tôi giỏi, đức độ, siêng năng của tôi, bèn là Chúa sống trong tôi. Chúa đã giệt cái bản ngã thấp hèn của tôi rồi. Tôi xin mượn lời Vua Đa-vít chép trong Thi Thiên 51: 9-10 để diễn tả tâm tình của tôi: “Xin Chúa ngoảnh mặt khỏi các tội lỗi tôi, và xoá hết thảy các sự gian ác tôi, Đức Chúa Trời tôi ơi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch và làm mới lại trong tôi mắt thần linh ngay thẳng”.

Tôi nghĩ lại quá khứ, không còn tin nơi tướng số, vận may. Lớn lên trong đức tin và sâu nhiệm lời Chú, tôi thấy rõ ràng tình thương của Chúa đến với con người bằng cửa hoạn nạn. Thật vậy, không có hoạn nạn chắc tôi chưa tìm gặp Chúa và được Chúa cứu. So sánh cái “được” và cái “mất ” từ năm 1975 đến ngày tôi tin Chúa: tôi mất tất cả tài sản, địa vị, danh vọng, hạnh phúc, tự do, v.v. Nhưng đổi lại tôi có Chúa, có Đấng Quyền Năng, Hằng Hữu che chở dẫn dắt, ban cho. Chẳng những ban cho trong đời nầy mà cho cả đời sau nữa. Cái được của tôi thật vô cùng lớn lao. Con xin cảm tạ ơn Chúa!

Ơn phước Chúa đầy dẫy

Ơn nhóm lại thờ phượng
Mục sư Dương Kỳ cắt cử Mục sư Võ Ngọc Thiên Lộc phụ trách chăn giử nhóm tín hữu buồng 3 của chúng tôi. Tôi rất quý mến Mục sư Lộc, người còn trẻ chưa lập gia đình, tánh tình cởi mở, rộng rải, hào phóng. Mục sư Lộc rất được ơn trước mặt Chúa. Hằng tuần đều cố gắng trèo rào vô buồng nhóm họp thờ phượng rao giảng Lời Chúa cho chúng tôi.

Một điều lạ lùng ngoài sức tưởng của tôi là Chúa đã gìn giử, che chở cho chúng tôi được bình an trong suốt 229 tuần lể kể từ ngày tôi tiếp nhận Chúa đến ngày tôi được tha về với gia đình (2-9-1987). Bình thường, mọi sự xuất nhập ở buồng 3 chỉ trong khoảng khắc là được hệ thống báo cáo viên đặt ở các buồng chung quanh chúng tôi trình lên cán bộ ngay. Điễn hình là đã có 4 anh em tướng lãnh vừa ra khỏi buồng 3 để liên hệ với bạn bè thì bị cán bộ trực trại xuống tập họp điểm danh làm kiểm điểm ngay. Đó là các tướng Trần Bá Di, Hồ Trung Hậu, Lam Sơn, Trần văn Cẫm. Thế nhưng trong suốt 229 tuần lễ, Mục sư ra vào buồng sinh hoạt tôn giáo với anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi thì được Chúa che chở bình an vô sự.

Chúa tiếp trợ lương thực
Giữa năm 1984, hai vị cựu tuyên uý là Mục sư Nguyễn Văn Nghi và Mục sư Võ Xuân được Chúa cảm động lén trèo rào vào thăm chúng tôi. Bốn anh em chúng tôi, các tướng lãnh đã tin Chúa rất vui mừng vì chúng tôi rất khao khát muốn được nghe lời Chúa qua các vị Mục sư.

Chúng tôi cố giữ mời hai Mục sư ở lại dùng cơm trưa với chúng tôi. Khi được hai vị đồng ý, anh Trực bàn với tôi để anh và anh Quảng cùng cụ Á tiếp Mục sư còn tôi lo nấu cơm. Tôi hơi bối rối vì thiếu chuẩn bị, món mặn thì có cá khô và lạp xưởng tạm được, nhưng thiếu món canh vì thiếu rau tươi. Tôi cuối đầu cầu nguyện xin Chúa tiếp trợ cho chúng tôi. Cầu nguyện xong tôi đi xuống bếp thì thấy tướng Lý Tòng Bá đang ôm trên tay một bó bạc hà vừa mới nhổ ở luống rau của anh. Tôi mừng quá gọi anh Bá lại và ngỏ ý xin. Anh Bá sẳn sàng cho tôi hết bó rau. Anh nói tự nhiên sáng nay anh có ý nhổ bỏ bạc hà để dọn đất trồng rau khác và anh “không có nhu cầu” dùng rau bạc hà. Trong bữa cơm trưa, tôi nói cho hai vị Mục sư biết món canh chua bạc hà là do Chúa tiếp trợ. Chúng tôi cúi đầu cầu nguyện cảm tạ Chúa.

Được che chở nhờ đức tin

Giữa năm 1985, nhà tôi ra trại Nam Hà thăm nuôi. Tôi được tin nầy từ chiều hôm trước và chuẩn bị sáng hôm sau ra gặp vợ. Tối hôm ấy, một số anh em ngỏ ý xin tôi cho gửi thư về nhà. Đây là loại thư mang tay viết ngắn gọn để xin thuốc men, lương thực. Việc làm nầy đầy rủi ro bất trắc. Nếu ra cổng trại bị khám xét có thư trong người thì sẻ bị đuổi trở vô, không cho ra gặp người thân. Thật ra nếu tôi từ chối thì anh em cũng thông cảm thôi, nhưng tôi cậy ơn Chúa che chở, bảo anh em cứ viết cho thật ngắn gọn, sáng mai sẽ tùy cơ ứng biến. Tôi cầu nguyện xin Chúa giúp đở, che chở cho tôi mang thư ra được bình an. Tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, bình an, tin quyết nơi Chúa.

Sáng hôm sao tôi nhận 12 lá thư xếp nhỏ gọn đễ dể mang ra trại. Thay vì cất giấu trong người, tôi nghỉ ra một cách là cầm gọn trong tay trái, nếu cán bộ bắt giử thì có cớ nói mang ra công khai để xin phép cán bộ chớ không có ý gian. Với ý nghĩ đó, tôi mạnh dạn bước ra cổng trại theo các anh em đi thăm nuôi. Hôm đó trời mưa lấm tấm, tôi mang theo áo mưa khoác ở tay trái. Khi đến trước mặt cán bộ trực trại, anh ta hỏi: “Anh có mang theo thư từ gì ra ngoài không?” Tôi không dám nói dối, vì nói dối là vấp phạm. Tôi bình tĩnh trả lời, xin cán bộ cứ khám xét người tôi, vừa nói tôi vừa giơ hai tay lên cao đưa người cho anh ta khám. Anh ta nhìn vào mắt tôi để dò xét rồi sờ mó qua người tôi từ trên xuống dưới, xong bảo tôi đi. Qua khỏi chổ đó, tôi hết sức vui mừng cảm tạ ơn Chúa. Lòng tôi nhẹ nhõm, lâng lâng hạnh phúc vì sắp gặp lại vợ, lại sung sướng làm xong nhiệm vụ đối với anh em trong buồng giam.

Sự qua đời của một con cái Chúa
Giữa mùa đông năm 1985, vào tháng Ba, trời trở rét đậm, cả ngày trời âm u ảm đạm. Cuộc sống nơi buồng 3 (giam cấp tướng) trong những ngày nầy bớt sinh động so với những ngày đầy nắng ấm. Ai cũng thích ngồi gần bếp lửa để sưởi ấm. Bốn anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi (Đoàn văn Quảng, Nguyễn Chấn Á, Lê Trung Trực, Nguyễn Hữu Có) đang quan tâm đến 2 vấn đề: ấy là chị Quảng đang trên đường ra thăm anh và việc tổ chức buổi nhóm thờ phượng cuối tuần.

Khác với tuần lễ trước, tuần nầy Mục sư Võ Ngọc Thiên Lộc cho biết ông gặp trở ngại không vào được buồng 3 vì cán bộ của trại dường như theo dõi ông. Tuy nhiên sáng thứ 7 khoảng 11 giờ, ông đến gần tường rào chổ gần giếng nước cho hay là ông sẽ vào buồng chúng tôi sau 12 giờ trưa và sẽ nhóm trong phòng ăn của buồng, khác với lần khác nhóm tại bếp nấu ăn của tôi hoặc của anh Trực. Ông thận trọng thay đổi chổ nhóm để được an toàn hơn.

Bắt đầu buổi nhóm, Mục sư Lộc cho biết tuần nầy ông đã soạn xong bài giảng, nhưng Chúa ngăn trở không cho vào buồng 3. Sau khi cầu nguyện với Chúa nhiều lần, Đức Thánh Linh cảm dộng ông giảng về đề tài khác: về cái chết đối với Cơ Đốc Nhân. Mặc dù thời gian đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ nội dung bài giảng. Đây là những ý chính: Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên con người (Ma-la-chi 2: 10a), Ngài ban cho con người sự sống và cuộc sống (Phục truyền luật lệ ký 30:15) Ngài là Đấng quyền năng (Thi-Thiên 62:11) Ngài có quyền ban cho và con quyền cất đi sự sống của con người bất cứ lúc nào (Gióp 1:21). Con người trên thế gian không ai tránh khỏi sự chết, cái chết không phân biệt tuổi tác, không phân biệt sang hèn. Con người ai cũng sợ chết, nhưng không ai tránh khỏi nó. Hoặc sớm, hoặc muộn con người đều phải chết (Truyền đạo 9:3-5). Người ngoại đạo quan niệm chết là hết. Nhưng đối với Cơ Đốc Nhân chúng ta có sự trông cậy về đời sau, chết là lìa bỏ thế gian tạm bợ nầy để bước vào cuộc sống đời đời. Thân xác chúng ta được Chúa dựng nên bằng bụi đất, sẽ trở về với các bụi trong lòng đất. Nhưng linh hồn chúng ta được Chúa cứu chuộc sẽ về với Ngài nơi Thiên Quốc (Truyền đạo 12:7). Chúng ta không sợ cái chết, nhưng chúng ta luôn luôn có sự bình an vui mừng. Mục sư Lộc kết thúc bài giảng và mời anh Quảng cầu nguyện, anh cầu nguyện ngắn gọn như sau: “Chúa ơi, chúng con hết lòng cảm tạ Chúa vì cho chúng con nhóm lại thờ phượng Ngài và nghe lời Ngài dạy dỗ, nhắc nhở, yên ủi chúng con. Con luôn luôn vững vàng đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Con sẵn sàng về với Chúa bất cứ khi nào Chúa gọi con.”

Ngày thứ 2 đầu tuần lể, sinh hoạt ở buồng 3 như thường lệ. Trong khuôn viên giữa 4 bức tường rào quen thuộc vẫn là: tập thể thao, nấu ăn, tắm giặt, nghĩ ngơi, đọc sách, v.v.

Buổi chiều sau giờ nghĩ trưa, tôi đang ngồi chơi ngoài sân thì anh Quảng qua chỗ tôi ngồi, anh đùa giỡn với tôi và phấn khởi nói với tôi chị Quảng sắp ra thăm anh rồi. Sau đó anh về phòng. Chỉ vài phút sau, anh em trong phòng nhốn nháo la to lên: anh Quảng bị ngất xỉu mau gọi cấp cứu. Tôi chạy nhanh vào phòng đến chổ anh Quảng nằm, thì thấy anh đang nhắm mắt, tim không còn đập, hơi thở cũng không còn nữa, chúng tôi vừa xoa dầu, thoa bóp chân tay anh, vừa làm hô hấp nhân tạo. Chúng tôi vừa làm vừa theo dõi mong có được một dấu hiệu hồi sinh. Nhưng dần dần chúng tôi tuyệt vọng vì anh vẫn nằm bất động. Kế đó, buồng 3 tràn ngập đầy người: Bác sĩ, ý tá, cán bộ của trại, bạn bè ở các buồng khác. Nhưng tất cả đều thất bại. Anh Quảng đã vĩnh viễn ra đi. Chiều thứ 3 tức ngày hôm sau, lúc 4 giờ chiều anh Quảng được nhập quan trước sự chứng kiến của vài người, trong số đó có Mục sư Tín, Mục sư Lộc, anh Lê Trung Trực và tôi. Sáu tấm ván gổ thường được đóng sơ sài là linh cữu của anh Quảng, được đưa ra ngoài trại bằng cửa hậu để tránh sự tò mò của các tù nhân. Chúng tôi chỉ được phép đưa anh Quảng ra khỏi cổng trại, sau đó một toán tù thường phạm khiêng linh cửu đi theo đường mòn vòng ra phía sau núi và được chôn một cách lặng lẽ trong buổi hoàng hôn u buồn. Trời đã sẫm tối, sương mù bắt đầu rơi xuống. Chúng tôi lủi thủi trở về buồng giam, lòng nặng trĩu.

Hai hôm sau, tức ngày thứ 5, chị Quảng và người con út đến trại. Anh Vũ Văn Giai và tôi được phép đến nhà thăm nuôi gặp chị Quảng. Chúng tôi thuật lại sự ra đi của anh Quảng, yên ủi chị trong nước mắt và trao cho chị di sãn hiếm hoi của anh Quảng trước khi chị ra về.

Kỹ niệm đau buồn trên đây, tôi hằng nhớ mãi. Những việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời đã làm khiến cho mắt tôi thấy được sự hiện diện của Ngài trong mỗi giây phút cuộc đời tôi. Thật Ngài là Đấng Toàn Tri, việc gì chưa xãy ra thì Ngài đã biết trước.

Với tình yêu thương lớn lao, Ngài đã tiên liệu và chuẫn bị cho sự ra đi của anh Quảng được nhẹ nhàng, bình an. Qua bài giảng của Mục sư Lộc, lời của Ngài đã nhắc nhở, yên ủi anh Quảng trước khi về với Ngài.

Ngài đã cảm động Mục sư Lộc mời anh Quảng cầu nguyện, rõ ràng đó là lời kêu gọi anh Quảng về với Ngài và anh Quảng đã tuyệt đối vâng phục, sẵn sàng ra đi không do dự, không sợ hãi. Ngài cũng giục lòng đưa đường chị Quảng và người con trai út ra đến trại đúng lúc để viếng phần mộ anh Quảng.

Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng không việc gì mà Ngài không làm được. Ngài có quyền trên sự sống và sự chết của con người.

Qua sự việc anh Quãng mà tôi đã chứng kiến, tôi càng vững tiến niềm tin nơi Chúa, hết lòng tôn thờ và vâng phục theo Ngài. A-Men

Thưa các bạn đọc thân mến,

Sau khi đọc xong bài làm chứng nầy, nếu lòng các bạn thấy cãm động muốn tin nhận Đức Chúa Jesus Christ làm cứu Chúa của mình, tôi khẩn thiết nài xin các bạn hãy quyết định ngay để tội lỗi các bạn được tha, linh hồn các bạn được cứu rỗi, đời sống các bạn được Chúa biến đổi.

Xin mời các bạn đến bất cứ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam nào gần nơi bạn cư trú để được hướng dẫn tiếp nhận Chúa.

Nguyễn Hữu Có

(Sưu tầm từ internet)