57 xu làm nên lịch sử

Cách đây lâu lắm rồi, có một bé gái đứng ngoài một ngôi giáo đường nhỏ, em không vào bên trong đươc vì quá đông người. Khi ấy
vị mục sư chủ tọa HT Temple Baptist Church Philadelphia, Russell H. Conwell, hỏi cô bé tại sao lại khóc, cô trà lời rằng cô không thể
vảo học lớp trường Chúa nhật vì không còn chỗ nữa. Mục sư nói rằng để ông dẫn cô bé vào lớp và nói với cô rằng ngày nào đó
họ sẽ có đủ chổ cho mọi người.

Lẳng lặng về nhà sau đó, cô bé Hattie May Wiatt nói với cha mẹ mình rằng em muốn để dành tiền để xây dựng một ngôi thánh đương
lớn hơn, như là một cách khuyến khích, cha mẹ cô Hattie đã cho cô ta làm những việc nhỏ và trả cô ta bằng những đồng xu và cô
đã để dành. Mục sư Conwell kể tiếp câu chuyện:

” Cô bé thật là đáng yêu – nhưng vài tuần sau đó cô lâm bệnh và qua đời; và trong tang lễ cùa cô, cha của cô kể cho tôi một cách
êm lặng là làm thế nào đứa con gái bé nhỏ của ông đã để dành số tiền cho quỹ xây dựng. Và ngay chổ ấy, ông đã đưa lại cho tôi
tiền cô bé đã để dành được – chỉ có vỏn vẹn 57 xu mà thôi.”

Nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra sau đó, trong một cuôc họp ban quản trị Hôi thánh (trustees) , MS Connwell nói rằng ông có món
quà 57 xu của cô Hattie, món quà đầu tiên vào ngân quỹ xây dựng đã đươc nêu lên trước đó nhưng ít có ai nhớ mà đề cập đên
bao giờ trong lúc ai cũng nghĩ là một ngôi giáo đường mới chỉ là một khả năng trong tương lai mà thôi. Các vị trong ban quản trị
xúc động và đi tìm đến vị chủ đất trên Broad Street để hỏi mua một miếng đất.

Trong lúc này, 57 tiền xu đã đươc rao bán trong vòng tín hữu để gây quỹ và kết quả họ đươc $250. Năm mươi bốn của 57 tiền xu
đã đươc trả lại và trưng bày trong hội thánh. Nhiều ngân phiếu đươc gửi đến từ những nơi xa gần, trong đó có một ngân phiếu
lên đến $10000, một số tiền khổng lồ lúc ấy. Trong vòng năm năm, món quà nhỏ của cô bé đã tăng lên đến $250,000.

Trong một bài giảng ngày 12/1 (Dec 1) 1912 , vinh danh cô bé Hattie May Wiatt, MS Tiến sĩ Conwell, người thành lâp trường
Đại học Temple University, ông đã nhắc nhở lại cho các tín hữu hiệu ứng của 57 tiền xu đó.

“Nghĩ về ngôi thánh đường to lớn”, ông ây nói. ” nghĩ về trên 5600 tín hữu đã được thêm vào trong hội chúng từ lúc ấy. Nghĩ về
những cơ sở đã được thành lâp. Nghĩ về bệnh viện Samaritan Hospital và hàng ngàn người đã đươc điều trị và chửa lành và hàng ngàn
người nghèo khổ đã được giúp đỡ hàng năm”

Tất cả những điều này đã đươc thành hình từ một món quà 57 xu đơn giản của cô bé. Quá kỳ diệu phải không quí vị, và đúng thế.
Nếu Đức Chúa Trời có thể làm những điều đó từ 57 xu, hãy tưởng tượng mà xem điều Ngài có thể làm với bất cứ điều gì chúng ta
đặt vào tay cùa Ngài. Chẳng hạn như câu chuyện em bé trai đã đưa cho Chúa Giê xu năm cái bánh và hai con cá, “ít ỏi trở nên
nhiểu khi Đức Chúa Trời nhúng tay vào”

Sứ đồ Phao lô nói với các trưởng lão ở hôi thánh Ê phê sô như sau, “Tôi từng bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc
như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.”

Món quà 57 xu của cô bé Hattie May Wiatt đã được Đúc Chúa Trời làm điều lớn lạ. Điều gì bạn sẽ dâng cho bàn tay Đức Chúa Trời?

Dịch từ nguồn 57 Cents that Made History | Grace Bible Baptist Church, Leesburg FL (gbbconline.com)

Khi cây vĩ cầm lên tiếng

Một cây vĩ cầm cũ, bị xây xát, trầy trụa đầy mình, ngay cả người điều khiển cuộc đấu giá cũng không muốn tốn nhiều thời gian cho nó.

Ông ơ hờ giơ nó lên với nụ cười nhẹ: “Tôi sẽ được trả bao nhiêu cho cây đàn cũ này, quý vị?” – ông hỏi – “Ai sẽ bắt đầu ra giá nào!?”; “Một đồng? Một đồng rưỡi. Hai đồng!”; “Chỉ 2 đồng thôi sao?”; “Có ai trả 3 đồng không?”
“Ba đồng đi nào!”; “Ba đồng lần thứ nhất…”.

Từ phía cuối phòng, một ông tóc bạc tiến lên cầm lấy đàn, cẩn thận lau bụi cho nó rồi lên dây… Rồi ông trân trọng dạo lên một giai điệu, một tấu khúc trong trẻo, ngọt ngào.

Như thiên thần bỗng cất tiếng hát. Tiếng đàn réo rắt, bay bổng, đậu thẳng vào lòng người…

Nhạc dứt. Một vài tiếng vỗ tay vang lên khiến cả đám đông bừng tỉnh, rào rào vỗ tay theo.

Dù khúc nhạc đã chấm dứt, nhưng nhiều người vẫn dường nấn ná, đợi chờ. Người điều khiển chương trình lên tiếng: “Giờ ta có thể tiếp tục được rồi!”.

Ông giơ cao cây đàn, đùa: “Một nghìn đồng!”. Liền có người ra giá hai nghìn. “Hai nghìn đồng! Ồ! Ai có thể trả hai nghìn rưỡi, nào! Thật hồi hộp, gay cấn quá phải không?”. “Ồ! Ba nghìn!”. “Có người đã đồng ý trả ba nghìn!”.

“Ba nghìn đồng lần thứ nhất!”; “Ba nghìn đồng lần thứ hai!” – “Ô-kê!” – ông ta hét lên. Nhiều người bàng hoàng, tiếc nuối, riêng người chủ cây đàn bật khóc.

“Sao thế nhỉ? Mọi việc diễn ra nhanh quá! Điều gì đã thay đổi giá trị của cây đàn cũ?” – Một người thắc mắc. Và một người khác trả lời: “Đó là nhờ cái chạm tay của một Nghệ sĩ lớn. Ông ta là nhạc sĩ nổi tiếng trong thành phố…”.


Rất nhiều người có cuộc sống lạc điệu, cũ kỹ, nhàm chán; bị tội lỗi cấu xé tan nát, bị khinh chê, bị trả giá rẻ mạt bởi một đám đông thờ ơ… chẳng khác cây vĩ cầm này.

Một cái lẩu thập cẩm, một ly rượu nhạt. Một trò chơi. Và rồi người ấy tiếp tục cuộc hành trình. Anh ta đi lần thứ nhất. Anh ta đi lần thứ hai. Anh ta bước tiếp, và rồi… Game over! Hết lượt chơi, hết mạng, anh ta biến mất, không để lại dấu vết.

Nhưng, một Nhạc sĩ lớn xuất hiện, đánh thức cái hay, cái đẹp bên trong cây đàn cũ, đánh thức cả đám đông ồn ào, vô tâm: “Đây là một cây đàn rất hay nếu quý vị biết dùng!”.

Có thể không bao giờ bạn thấu hiểu hết giá trị của sự biến đổi, trừ khi bản thân bạn được biến đổi bởi cú chạm tay của một Nghệ sĩ lớn.

Đó chính là bàn tay mang dấu đinh của Đức Chúa Jesus. Bàn tay duy nhất có thể biến đổi thể xác lẫn tâm hồn và tâm linh con người.

Ngay giờ phút này, Đức Chúa Jesus Christ đang đợi để xoay chuyển mặt tối của bạn thành ra mặt sáng đẹp đẽ, “Mọi sự cũ đã qua đi, này, mọi sư đều trở nên mới” (2 Corinthians/ II Cô-rinh-tô 5:17).

Vậy, hãy lắng tiếng Chúa gọi bạn: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau… Dầu tội các ngươi như hồng điều sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son cũng trở nên trắng như lông chiên” (Isaiah/Ê-sai 1:18)

Myra Brooks

(Tin Lanh Library)

Tấm lòng tạ ơn

Thái Độ Đẹp Lòng Chúa: Lòng Tạ Ơn

Attitude That pleases God: A Thankful Heart – Mục sư Ngô Việt Tân
1Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-24

Trong cuộc sống trần thế, con người thường khao khát và tìm kiếm những triết trí sống, nhân sinh quan lành mạnh, những nhu cầu tâm sinh lý, và niềm tin cho cuộc sống hằng ngày. Trong xã hội Tây Phương, tại sao nhiều người đã phải đi tìm kiếm sự hỗ trợ tư vấn tâm linh mỗi khi đối diện với những thời khủng hoảng hay lúc đau bệnh? Nguyên nhân nào khiến con người phải kêu cầu cùng Thiên Chúa phù hộ, an ủi, và thêm sức trong cơn hoạn nạn, lúc đau thương, và giây phút tuyệt vọng?

Tiến sĩ Jacqueline R. Mickley và các Nhà Nghiên Cứu khác đã dầy công nghiên cứu về “Tôn Giáo và Sức Khỏe Tâm Thần”, và họ đã thẩm định thế nào niềm tin tâm linh ảnh hưởng sâu đậm đến sức khỏe của con người như đời sống tâm linh:

• Tâm linh giúp chúng ta sống lành mạnh.
• Tâm linh kiến tạo mối quan t âm và sự kết hợp
• Tâm linh làm giảm sự căng thẳng qua lời cầu nguyện
• Tâm linh giúp chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống
• Tâm linh kết nối chúng ta với những người khác.

Các Nhà Nghiên Cứu này nghĩ rằng tâm linh là rất cần thiết cho cuộc sống. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, họ cho biết rằng những người sống với niềm tin sâu nhiệm có khuynh hướng ít có nguy cơ bị bệnh trầm cảm, lo lắng, và yếu kém chức năng tìm tòi, và có bản lỉnh mãnh mẽ, lòng cảm thông, và kỷ năng giao tiếp.

Khi con người đặt niềm tin vào Thiên Chúa cách chân thành và sâu đậm, lòng biết ơn và tạ ơn là định hướng của đời sống tâm linh. Lòng tạ ơn luôn nhìn xem mọi hoàn cảnh của nan đề và khuyết điểm như là những cơ hội, các thử thách như công cụ để tôi luyện, và sự thất bại như bài học cho cuộc sống.

Tại Canada, người dân Canada rất trân quý ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) và Chúa Nhật thứ hai của tháng 10 hằng năm, với thái độ cảm tạ và lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban nhiều ơn phước trong năm tháng qua. Tại Hoa Kỳ, người dân Mỹ tổ chức Lễ Tạ Ơn vào Thứ Năm của tuần cuối tháng 11 vào mỗi năm rất trang trọng và mang nhiều ý nghĩa niềm tin Cơ-đốc bởi vì họ chỉ bày tỏ tấm lòng biết ơn Thiên Chúa yêu thương, quang phòng, và ban phước.

D. Waitley nói rằng “Hạnh phúc không thể được du hành, được chiếm hữu, được nhận lãnh, được mặc lấy hay tận dụng. Hạnh phúc là kinh nghiệm tâm linh của đời sống mỗi phút với tình yêu, ân điển, và lòng biết ơn.” Thomas Merton cũng chia sẻ “Bày tỏ lòng biết ơn là nhận thức tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong mọi điều mà Ngài ban cho chúng ta…”

Ý niệm biết ơn Trời đã ăn sâu vào lòng dân Việt qua các câu ca dao và tục ngữ như:

“Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu.”

Dân Việt chúng ta cũng nhận biết Ông Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng Tể Trị muôn loài, và tin rằng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ví thế, người Việt chúng ta luôn khẩn xin:

Lạy trời mưa thuận gió hoà Để cho chiêm tốt mùa tươi em mừng Ngô khoai chẳng được thì đừng Có nếp, có tẻ trông chừng có ăn.

Trời nắng hạn cũng khiến con người đáng lo lắng. Trời mưa ngập lụt thì cũng làm điêu đứng mọi người. Vì thế, có người cầu xin Trời:

“Lạy ông nắng lên, Cho trẻ nó chơi Cho già bắt rận Cho tôi đi cày.”

“Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp.”

Thi sĩ Cơ-đốc Thanh Hữu tuyệt tác bài thơ “Lời Tạ Ơn” nhằm mô tả Ơn Trời thật bao la, Tình Trời rất thành tín, và Nước Trời luôn mở rộng cho những ai muốn tận hưởng hồng ân cứu chuộc của Ngài.

Anh đang sống trong khung trời miễn phí, Biết bao điêù, hưởng thụ chẳng cần mua. Biết bao điêù, sử dụng đến dư thừa, Không phải trả, một đồng xu cắc bạc.
Anh đang sống giữa khung trời bát ngát, Không khí đầy thở mãi chẳng hề ngưng. Dòng sông xanh nước chảy mãi không ngừng, Anh uống mãi không bao giờ khô cạn.
Ôi Thiên Chúa nguồn cung nhu vô hạn, Cho muôn loài, vạn vật, cho phàm nhân. Ngài đưa tay bao sinh vật vui mừng, Ngài lánh mặt, muôn vật đêù bối rối.

…Tạ ơn Chúa, bởi tình yêu thiên hựu Ngài dẫn đường đưa lối đến thiên cung Dù bảo giông, dù sóng gió mịt mùng Linh Thánh Chúa cầm tay con cùng bước.
Tạ ơn Chúa, Danh Giê-xu uy lực Ban uy quyền chiến đấu thắng ma vương Để phá tan những cám dỗ cản đường Để con bước trọn linh trình hạnh phước.
Tạ ơn Chúa, Ngài thăng thiên về trước Sắm thiên đàng, tiếp rước Cơ Đốc Nhân Ngày tái lâm của Chúa đến rất gần Con trông đợi ngày tương phùng vinh hiển.

Người Việt chúng ta luôn bày tỏ lòng biết ơn với người giúp đỡ mình, Đấng Tạo Hóa nên con người và ban phước cho con người. Bài thơ “Nhớ Nguồn” do tác giả Hồng Ân chia sẻ:
Người ơi, uống nước nhớ nguồn,

Từ dòng suối mát tràn tuôn tháng ngày? Khi người có được hôm nay, Được đời sung túc do tay ai làm? Phải chăng Chúa tạo đời phàm, Trời mây, non nước, muôn ngàn cây xanh? Ngài ban hơi thở trong lành, Cho đàn chim hót trên cành mừng vui… Cho mùa mưa nắng tới lui, Đem nguồn nước mát làm tươi ruộng đồng, Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, Núi rừng muôn thú, biển sông tạo thành… Phải chăng Chúa – Đấng quản canh, Là Cha Tạo Hóa, nhân lành yêu thương? Ai ơi chớ có lạc đường, Làm người nên biết quê hương cội nguồn, Để ta khỏi sống luôn tuồng, Tránh đường hư nát như luồn gió bay!

Từ ngữ “thankfulness – sự biết ơn, lòng biết ơn, sự cảm ơn” được ghi chép lại khoảng 169 lần trong 162 câu Kinh Thánh qua Bản Dịch Kinh Thánh NASB. Trong các Thư tín của Sứ đồ Phao-lô, Từ ngữ “cảm ơn, biết ơn – Thankful, thankfulness” được ghi chép lại khoảng hơn 40 lần và 7 lần trong Cô-lô-se 1:2,3,12; 2:7; 3:15,17; 4:2.

Khái niệm của từ “sự biết ơn, lòng biết ơn, sự cảm ơn – thankfulness ” được diễn đạt qua 2 thuật ngữ Hi-lạp. Từ thứ nhất là “charizomai”, trích từ chữ “charis” nghĩa là ân điển “grace.” Từ thứ hai là “homologeo” trích từ chữ “to confess, acknowledge” (Heb. 13:15) nghĩa là xưng tội, tuyên xưng, thừa nhận, (cf. also exomologeo, Matt. 11:25). Sự tạ ơn hay lòng biết ơn là sự bày tỏ bằng tâm trí hay lời nói qua sự thừa nhận và lòng biết ơn về ân điển, ơn phước, và quyền tể trị của Ngài trên đời sống của con người và thế gian.

Nguồn gốc của Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ được ghi chép lại cuộc di dân đầy nguy hiểm của những người gốc Âu Châu đã vượt đại dương để tìm tự do tôn giáo, tìm kiếm cơ hội cho cuộc sống tương lai. Những người di dân (the Pilgrim settlers) đã bắt đầu tổ chức Lễ Tạ Ơn vào mùa Đông năm 1621 tại Hoa Kỳ. Được biết mùa Đông đầu tiên khi họ đặt chân tới Massachusetts, trong số 102 người đã có 44 người đã bị giết. Thức ăn hằng ngày của họ là bắp (corn). Những người di dân gốc Âu Châu đã tổ chức Lễ Tạ Ơn Chúa bởi vì Chúa cho họ còn sống sót sau Mùa Đông giá lạnh, họ được Chúa ban cho mùa màng gặt hái tốt đẹp, Chúa đã che chở mạng sống của họ hầu không bị người dân Da đỏ giết hại. Họ cũng cảm tạ Chúa đã cho họ tìm kiếm được 20 mẫu đất Anh (acres) để canh tác cho mưu sinh, và người thông dịch thông hiểu tiếng Anh và tiếng thổ dân Da Đỏ (the Indians) ở Squanto nhằm giúp cảm thông nhau và cùng nhau xây dựng cộng đồng hài hoà. Năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln đã chính thức chọn ngày Thứ Năm cuối tháng 11 làm Ngày Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa.

Đối những người Việt chúng ta đã trải qua hành trình vượt biển vào cuối thập niên 1977 đến 1980 và 1990, một người Việt chúng ta đã không may phải bị chết trên biển cả bởi vì bệnh tật, hải tặc giết chết, chết khát, chết đói, và bị giông bảo chôn vùi xuống đại dương. Tháng 5, năm 1979, tôi và hai gia đình của người anh và người chị đã được Chúa che chở trên con thuyền KG 0602 xuất hành tứ Rạch Giá (cửa biển Tắc Cậu) nhỏ trên dưới 500 người lớn trẻ em đến hòn đảo xinh đẹp Pulau Tanga, Malaysia bình an. Mặc dầu phải trải qua những cơn bảo kinh hoàng trên biển, và sự cướp bốc do 7 chiếu tàu hải tặc Thái Lan (thật ra họ là những tàu đánh cá Thái Lan) cứ mỗi ngày là hai chiếc tàu hải tặc Thái Lan cập vào hai bên tàu và cướp sạch từ Đô-la US, vàng bạc, quần áo, và các đồ đạc có giá trị. Nhưng cảm tạ Chúa vào ngày thứ 5 mặc dù thức ăn và nước uống đã cạn kiệt, Chúa đã cho có một chiếc Tàu Tây Đức dài hơn 100 mét đã cứu vớt tất cả và dùng tàu dầu (xà lang) chuyên chở và đưa tất cả mọi người vào Trại tị nạn tại Đảo Pulau Tanga, Malaysia ngày 15, tháng 5, năm 1979 cách bình an và tràn đầy hi vọng để sống còn.

Với lòng biết ơn về sự cứu giúp của Thiên Chúa trên cuộc hành trình vượt biển đầy hiểm nguy và thách thức, chúng tôi đã tận hiến cuộc đời của mình để hầu việc Ngài qua hành động phụng vụ, hết lòng hết ý hết năng lực kính yêu Ngài hầu dâng mọi Vinh Quang cho Ngài.

Cộng đồng người Việt t ại Hoa kỳ đã mang ơn và biết ơn đất nước Hoa kỳ đã mở rộng lòng nhân ái tiếp đón gần 2 triệu người Việt tị nạn và di dân sang định cư trong suốt hơn 40 năm qua. Hàng ngàn Nhà Thờ Tin Lành và Công Giáo và các cơ quan chính quyền Hoa kỳ đã bảo trợ, tài trợ và nhiệt tình giúp người Việt chúng ta hầu có thể hội nhập vào đời sống mới tại quê hương thứ hai thứ ba. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của Đất nước Hoa kỳ là quốc gia được xây dựng trên nền tảng của Cơ- đốc-giáo – đức tin, hi vọng và tình yêu thương. Nhiều người Việt đã bày tỏ lòng ghi ơn đất nước Mỹ qua sự đóng góp tài năng của mình qua lãnh vực Khoa học, Quân sự, Chính trị, Thương mãi, và Tâm Linh… Theo SBTN.TV cho biết rằng:

Ông Lương Xuân Việt là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp Chuẩn tướng lục quân. Vị Tướng gốc Việt thứ hai là Chuẩn tướng Lapthe Flora thuộc vệ binh quốc gia. Vị Tướng gốc Việt thứ ba là Đại tá TQLC William H. Seely III, sẽ được chính thức thăng cấp trong thời gian sắp tới. Hiện nay Sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt mang cấp Đại tá có khoảng 60 vị, họ đang giữ vai trò chỉ huy tại các Quân chủng, Hải, Lục, Không quân, Thủy quân lục chiến và Đoàn y tế công cộng (USPHS). Một số vị hội đủ thâm niên cấp bậc đề có thể được đề cử thăng cấp Chuẩn tướng hoặc Phó đề đốc trong tương lai.

Chắc quí vị cũng đã trải nghiệm nhiều ơn phước Chúa ban trên cuộc đời của mình? Là con dân của Nước Trời, có bao giờ quí vị nói và bày tỏ thái độ biết ơn và hành động cảm tạ của mình với Thiên Chúa cách cụ thể chưa? Bởi vì, người thật sự biết ơn và tạ ơn Thiên Chúa là người luôn:

1) Người biết ơn và tạ ơn Chúa là người làm theo lời Ngài dạy bảo trong Thánh Kinh.
2) Người biết ơn và tạ ơn Chúa là người luôn dâng hiến tiền bạc, thì giờ, và năng lực để xây dựng nhà Ngài.
3) Người biết ơn và tạ ơn Chúa là người đi ra chia sẻ về ơn cứu rỗi của Chúa cho những người khác.
4) Người biết ơn và tạ ơn Chúa là người tận hiến tâm tình đời sống mình hầu việc Chúa.
5) Người biết ơn và tạ ơn Chúa là người luôn kính yêu Chúa qua nếp sống đạo của mình.

Hãy cùng nhau suy gẫm lời Chúa dạy trong Kinh Thánh thế nào Thái Độ Đẹp Lòng Chúa qua Lòng Biết Ơn Thiên Chúa.

Thái Độ Đẹp Lòng Chúa: Lòng Tạ Ơn An Attitude That pleases God: A Thankful Heart
1Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-24

1. Thái Độ Cảm Tạ Chúa Là Gì?

A) Khi chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta tôn kính Chúa

“Tất cả mọi điều ấy đều được thực hiện vì cớ anh chị em để khi ân sủng gia tăng cho nhiều người hơn thì càng có nhiều người cảm tạ Chúa hơn, để đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời. 16 Cho nên chúng tôi không nản lòng, trái lại dù con người bên ngoài của chúng tôi bị suy tàn, con người bên trong chúng tôi cứ đổi mới mỗi ngày. 17 Vì hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng tôi đem lại cho chúng tôi vinh quang vô hạn đời đời không gì sánh được. 18 Vì chúng tôi không chú tâm vào những sự vật hữu hình, nhưng vào những sự vật vô hình vì sự vật hữu hình chỉ là tạm thời, còn sự vật vô hình mới là vĩnh cửu.” (2 Cô-rinh-tô 4:12)

“Vì họ đã biết Đức Chúa Trời nhưng không tôn vinh cảm tạ Ngài là Đức Chúa Trời, trái lại họ suy tưởng những chuyện hư không và lòng dạ ngu dốt của họ ra tăm tối. 22 Tự cho mình là khôn ngoan, họ đã trở thành ngu dại, 23 đổi vinh quang của Đức Chúa Trời bất diệt ra giống như hình tượng của loài người hư nát, của chim trời, của thú đồng và loài bò sát. 24 Vì thế theo dục vọng của lòng họ, Đức Chúa Trời đã bỏ mặc họ đắm chìm vào trong sự nhơ nhuốc đến nỗi họ cùng làm nhục thân thể mình với nhau. 25 Họ đổi chân lý Đức Chúa Trời lấy điều giả trá và thờ lạy, phụng sự tạo vật thay vì Đấng Tạo Hóa, là Đấng đáng được chúc tôn đời đời, A-men.” (Rô-ma 1:21-25)

B) Khi chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta vâng lời Chúa

“Hãy cảm tạ mà vào các cổng Ngài; Hãy ca ngợi mà vào sân Ngài; Hãy cảm tạ Ngài, hãy ca ngợi danh Ngài. 5 Vì CHÚA là thiện; tình yêu thương Ngài vẫn còn mãi mãi; Lòng thành tín Ngài còn đến đời đời.” (Thánh thi 100:4)
“trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-xu.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18)
“Hãy để sự bình an của Chúa Cứu Thế ngự trị trong lòng anh chị em. Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh chị em hợp nhất trong một thân thể; lại phải biết ơn. 16 Hãy để lời Chúa Cứu Thế sống phong phú trong lòng anh chị em với tất cả sự khôn ngoan. Hãy dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau, hết lòng hát thánh thi, thánh ca, linh khúc với lời cảm tạ để ca ngợi Đức Chúa Trời. 17 Bất cứ điều gì anh chị em làm, dù trong ngôn ngữ hay hành động, hãy nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Cha.” (Cô-lô-se 3:15,17)

C) Khi chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn về ân điển của Ngài thay vì sống trong sự cay đắng, phàn nàn, và lằm bằm.
“Hãy thận trọng để trong anh chị em đừng có ai hụt mất ân sủng của Đức Chúa Trời; đừng để rễ cay đắng mọc ra gây rối và do đó làm ô uế nhiều người.” (Hê-bơ-rơ 12:15).

D) Khi chúng ta tạ ơn Chúa, chúng ta sẽ trông cậy vào Chúa

“Trong mọi việc, anh chị em hãy luôn luôn nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta, cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha.”(Ê-phê-sô 5:20). “trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-xu.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).

“Hãy ca ngợi Chúa, Ngài mang gánh nặng cho chúng ta hằng ngày, Tức là Đức Chúa Trời cứu rỗi chúng ta. 20 Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời cứu rỗi. Nhờ CHÚA là Chúa mà chúng ta thoát khỏi sự chết.” (Thánh thi 68:19,20).

2. Thái Độ Cằn Nhằn, Lầm Bầm Có Tội Không?

A) “Bấy giờ, dân sự phàn nàn về những cảnh gian khổ khó khăn. CHÚA nghe liền nỗi thạnh nộ; CHÚA cho ngọn lửa cháy lên giữa vòng dân sự thiêu đốt nơi đầu cùng trại quân. 2 Dân sự kêu cứu Môi-se; Môi-se cầu nguyện cùng CHÚA thì lửa ngưng cháy. 3 Địa điểm này được gọi là Tha-bê-ra vì ngọn lửa của CHÚA đã thiêu đốt giữa dân sự.” (Dân số 11:1-3).
B) “Hãy làm mọi việc mà không càu nhàu hay cãi cọ 15 để anh chị em trở nên không có gì đáng trách, tinh khiết, là con cái Đức Chúa Trời không tì vết giữa một thế hệ gian ác, đồi trụy. Anh chị em hãy chiếu sáng trong thế hệ đó như những vì sao trong thế gian.” (Phi-líp 2:14,15).

3. Lợi Ích Của Một Đời Sống Tạ Ơn Chúa

A) Chúa ban sự bình an – “Người nào có tâm trí kiên định, Ngài ban cho sự bình an hoàn toàn Vì người tin cậy nơi Ngài.” (I-sa 26:3).

B) Chúa yêu thương và thành tín với chúng ta đời đời – “Hãy cảm tạ mà vào các cổng Ngài; Hãy ca ngợi mà vào sân Ngài; Hãy cảm tạ Ngài, hãy ca ngợi danh Ngài. 5 Vì CHÚA là thiện; tình yêu thương Ngài vẫn còn mãi mãi; Lòng thành tín Ngài còn đến đời đời.” (Thánh thi 100:4,5).

C) Chúa ban đầy dẫy Thánh Linh -“Đừng say rượu, vì rượu đưa đến trụy lạc, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh. 19 Hãy dùng thánh thi, thánh ca, linh khúc mà đối đáp nhau, hãy hết lòng ca ngợi và chúc tụng Chúa. 20 Trong mọi việc, anh chị em hãy luôn luôn nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta, cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha.” (Ê-phê-sô 5:18-20).

Mục sư Ngô Việt Tân

Content retrieved from: http://lib.tinlanhlibrary.info/thai-do-dep-long-chua-long-ta-on.

Lời làm chứng của một Phật tử

Một cựu Phật tử, từng ăn chay thờ Phật suốt 23 năm.

Năm nay (2013), tôi đã ngoài 90 tuổi, ngày tôi được trở về Thiên quốc không còn bao lâu nữa. Tôi không thể nín lặng để mọi việc trôi vào quên lãng. Nguyền xin Chúa sử dụng tôi đến hơi thở cuối cùng, để mang được nhiều linh hồn đến với sự cứu rỗi của Ngài.

Tôi được sinh ra trong một gia đình theo đạo thờ cúng ông bà: ngoài sân có bàn thờ Phật và Thiên, trong nhà có bàn thờ tổ tiên, ông bà, nơi góc nhà có bàn thờ ông Địa. Vào những dịp lễ lớn tôi ăn chay, đi chùa lễ bái, hằng năm thì tụ hợp, ăn uống, làm đám giỗ cho những người đã khuất.

Tôi lập gia đình và có được bảy người con: sáu gái một trai. Cuộc sống cũng có những thăng trầm, biến đổi: từ nghèo túng đến giàu sang, từ một người đàn bà tầm thường bước lên địa vị được nhiều người biết đến qua những thay đổi không ngờ trong cuộc đời; sau những năm tháng chồng tôi thành công trong vài lãnh vực kinh doanh. Tôi nghĩ cuộc đời tôi lúc đó đang đạt được đến đỉnh cao nhất của danh vọng. Gia đình tôi sống rất sung túc và tôi vẫn ở trong sự cuồng tín suốt hơn 24 năm. Tôi mướn vài người giúp việc trong nhà, như: nấu ăn, chăm sóc con cái tôi, dạy kèm cho chúng học, và có tài xế đưa rước. Thì giờ của tôi là theo bạn bè tham gia vào những công tác từ thiện, do các chùa tổ chức. Nào là quyên tiền giúp cô nhi viện, xây chùa, giúp những nạn nhân gặp thiên tai, bão lụt, v.v..

Đến năm 1963, trong vụ đấu tranh đàn áp Phật Giáo của chính quyền, để phản đối, Thượng Tọa Thích Quảng Đức từ chùa Xá Lợi, ở cạnh cây xăng của gia đình chúng tôi tọa lạc tại góc đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, đã tẩm xăng tự thiêu cho đến chết. Hầu hết Phật tử khắp nơi đã tôn ông lên làm thánh tử đạo, qua cái chết can đảm như vậy, mà trái tim vẫn còn. Rồi sau đó, tôi gặp mấy bà bạn của tôi. Họ gieo vào trong đầu tôi cái tư tưởng là: Nhờ tôi đi làm công tác từ thiện nhiều ở các chùa, nên có duyên với Phật pháp, vì thế, Thượng Tọa mới chọn một nơi tự thiêu có liên quan đến gia đình tôi. Những câu nói: “Bà Bảo ơi! đi tu đi! Phật chọn bà rồi!” Chúng thúc giục lòng tôi hơn bao giờ hết.

Từ đó tôi không biết tin ai theo ai nữa, ngày nầy qua ngày nọ, tôi viếng không biết bao nhiêu cái chùa. Ai rủ đi đâu cũng đi, từ Phật Giáo chính tông, qua Phật Giáo khất sĩ, tịnh độ, Đạo Dừa, bà chúa Liễu Hạnh, chùa miễu, am… cùng những tổ chức hành hương xa gần, tôi cũng cuốn gói chạy theo, bỏ nhà cửa chồng con, dấn thân làm công quả trong chùa. Về đến nhà thì cứ lo nấu nướng, mang nồi chảo thức ăn đi đến chùa cho người ta ăn, là tôi vui. Niềm tin của tôi bấy giờ là đặt hết sự tin tưởng vào những gì đang theo đuổi. Trên đời nầy rất khó tin ai. “Nhân vô thập toàn!” Loài người có xu hướng hay nghi ngờ nhau, nên mỗi lần gặp buồn khổ, thử thách, khó khăn nào, thì chạy đến một thần thánh thiêng liêng nào đó, để có đối tượng mà cầu khẩn, nương dựa, mong sẽ được họ giúp đỡ, thay đổi hoàn cảnh cho tốt đẹp hơn.Tôi không thể phân tích và tìm hiểu rõ ràng về triết lý Phật giáo. Vì sự thật là tôi thiếu học vấn, nên trình độ suy xét cho thấu đáo tận tường nguồn gốc tôi không biết gì hết. Tôi chỉ tin theo câu chuyện: Phật Thích Ca là Thái tử Sỉ Đạt Ta, con vua, có vợ con xinh đẹp, một hôm ông giả làm thường dân, đi ra ngoài cung để phải đối diện với bốn cái nghiệp mà loài người không thoát được, là: sinh, lão, bệnh, tử. Rồi, ông bỏ hết để đi tìm chân lý, ép xác, tịnh tâm, tìm đường cứu độ chúng sinh, để cuối cùng chết dưới cây bồ đề. Đó là những gì mà niềm tin của tôi đặt vào, một truyền thuyết, cách đơn giản, không thắc mắc, không nghi vấn. Tâm trí của tôi hoàn toàn không còn lo gì cho gia đình nữa; thậm chí tôi còn ăn chay, nằm đất, độ ngọ (nghĩa là chỉ ăn một bữa ăn vào đúng 12 giờ trưa thôi). Mặc quần áo thì chỉ có màu lam và màu nâu như một phật tử tu tại gia. Tình trạng nầy, gây một phản ứng rất mạnh cho cha mẹ chồng tôi. Ông bà nhìn thấy sự lầm lẫn quá sức của tôi, nên lên tiếng trách mắng chồng tôi không biết dạy vợ, không biết kiềm chế tôi. Trong nhà còn có sáu đứa con gái chưa gả chồng đứa nào hết, tu kiểu nầy ai dám đến mà cưới xin.

Cuối cùng, để giúp cho tôi bớt bỏ nhà đi theo đạo, chồng tôi cho thợ đến xây một nơi thờ cúng, tụng niệm riêng cho tôi trên sân thượng. Phòng nầy không khác gì cái miễu hay cái am. Bàn thờ tam cấp đầy ấp các tượng Phật lớn nhỏ: Phật Thích ca, Phật Quan Âm, Chuẩn Đề nhiều tay, Phật nằm, Phật ngồi, Phật đứng… để không còn một chỗ trống. Thậm chí, tôi còn nuôi một bà già trong nhà, để chỉ đốt nhang không dứt trong nơi nầy. Tôi chưa hề bước chân vào bất cứ trường lớp nào trong đời. Chồng tôi có dạy sơ cho tôi biết đánh vần, đọc được vài ba chữ. Vậy mà, ngày đêm tôi cứ tụng niệm kinh Bà La Môn, kinh Địa Tạng, là những bộ kinh lớn trong Phật Giáo. Tôi tụng như con két, không biết tụng cái gì, cầu xin cái gì. Tôi được biết đó là tiếng Phạn, một thứ ngôn ngữ mà không có ai còn dùng để đối thoại trên thế giới nầy.

Vào năm 1979, Chúa đã có chương trình cho gia đình chúng tôi rời khỏi Việt Nam. Chồng tôi tham gia vào công tác khảo sát, trục vớt của chính quyền Cộng Sản, để tìm những chiếc tàu hoặc xà lan đã chìm dọc theo bờ biển miền nam. Nhờ đó, gia đình tôi có cơ hội vượt biển, đi tìm tự do. Việc nầy nếu không bởi Chúa sắp đặt, thì không bao giờ cả gia đình tôi cùng nhau được đến Mỹ. Sau những lần bị hải tặc Thái Lan cướp hết tài sản đã mang theo. Tất cả mọi người đều trải qua những giây phút hãi hùng nhất trong đời. Miệng tôi không ngớt gọi bốn phương chư Phật, tất cả các tên thần thánh gì tôi biết được, tôi kêu van, cầu khẩn, xin họ phù hộ, cứu độ. Tôi nhìn thấy chiếc tàu nào của bọn cướp cũng đều có hình Phật Thích Ca ngay đầu tàu. Tên cướp Thái Lan nào cũng đeo tượng Phật trên cổ. Tại sao chúng có thể đi cướp của, hảm hiếp những người đàn bà, con gái yếu đuối, và giết người nữa. Phật ở đâu sao không ngăn chận chúng? Tôi chới với trong niềm tin của chính tôi!

Cuối cùng, sau những trận cướp tàu, chúng tôi lạc vào một hoang đảo. Vừa đói vừa khát, chúng tôi không nghĩ gì hơn là phải tìm được cái gì để uống và ăn. Phép lạ đã xảy ra, ban cho chúng tôi một dòng suối ngọt mát, và những con ốc nhỏ làm đồ ăn; nhưng tôi đã có lời thề nguyền là ăn chay cho đến chết (chết cũng ngậm miếng đồ chay trong miệng), nên tôi chỉ uống nước thôi. Quá kiệt sức, nhiều lần tưởng như gần chết, tôi không hề nghĩ đến ngày mai hay những ngày kế tiếp sẽ ra sao.

Cuối năm 1979, gia đình chúng tôi được định cư ở Mỹ, tại thành phố Santa Barbara thật đẹp, nằm ngay bờ biển miền nam California. Sống tại đây được hai năm, thì vợ chồng tôi được Chúa mở đường cho dọn về San Diego, nơi thành phố có đông người Việt Nam đứng vào hàng thứ ba trên đất Mỹ. Tôi vẫn tiếp tục tụng niệm hằng ngày; và sau hơn 23 năm ăn chay, cơ thể của tôi bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, kèm theo chứng bệnh thấp khớp hành hạ khắp thân người. Hai cái đầu gối của tôi bị đóng vôi, nên sưng nhức đêm ngày. Tôi đến bác sĩ khám, và họ nói tôi cần phải giải phẫu, để thay đầu gối mới. Sau đó, vì thủ tục xin trợ cấp y tế (medicare) hơi khó khăn, nên bác sĩ đề nghị tôi mổ cả hai đầu gối cùng một lúc. Bác sĩ phụ trách ca giải phẫu nầy cho biết, đây là lần đầu tiên, ông ta thay đầu gối cả hai chân cho một bệnh nhân.

Trong thời gian trước khi quyết định giải phẫu, có vài con cái Chúa đến thăm viếng vợ chồng tôi và giới thiệu về Đức Chúa Jesus; nhưng tôi vẫn cứng lòng, từ chối với lý lẽ: ông bà theo đạo nào con cháu cứ giữ như vậy mà tin theo. Tôi có niềm tin của tôi, các ông bà có niềm tin của các ông bà. Sự kiên nhẫn thăm viếng của ông bà Mục Sư Đặng Minh Lành đã đem chồng tôi đến với Chúa trước. Tôi cứng lòng như Pha-ra-ôn, cho dù Môi-se có nói gì hay làm phép lạ gì đi nữa, cũng không tin. Nỗi lo sợ cho ngày lên bàn mổ gần kề, đến với tôi. Con cái Chúa vẫn tiếp tục thăm hỏi và cầu thay cho tôi.

Hai đầu gối của tôi được thay thế bằng hai đầu gối inox, rất là khó khăn khi tập cử động. Tôi phải ngồi xe lăn cả mấy tháng. Một hôm, có Giáo Sĩ Herman Hayes đến giảng bằng tiếng Việt tại Hội Thánh Tin Lành ở San Diego. Con cái Chúa đến thăm tôi, rủ tôi đi nghe Lần đầu tiên tôi nghe một người Mỹ giảng bằng tiếng Việt. Tôi được biết là ông đã từng sống 16 năm tại Việt Nam. Vợ chồng tôi tò mò, muốn đi đến nghe thử xem sao. Chủ đề của bài giảng là: “Nên Đặt Đức Tin Nơi Ai?” Vì mọi việc trên thế gian nầy đều có thời kỳ của nó, không có điều gì có thể tồn tại mãi. Có sinh, có tử, có nghèo, có giàu, có lúc đau khổ, rồi cũng có thời sung mãn, có lúc hưng thịnh, cũng có khi thất bại, nên biết tin vào ai trên đời nầy? “Nhân vô thập toàn!” Thánh Kinh có chép: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác; vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công Vụ Các Sứ Đồ 4:12). Giáo sĩ còn nhấn mạnh trong bài giảng về bốn điều tiên đoán trong Thánh Kinh, là: Sự giáng sinh, sự hy sinh trên thập tự giá để cứu chuộc nhân loại, sự sống lại, và sự tái lâm của Đức Chúa Jesus. Ba sự kiện đã xảy ra rồi và con dân Chúa hiện nay đang mong đợi điều cuối cùng sẽ xảy đến nữa mà thôi. Duy nhất, chỉ duy nhất có Đức Chúa Jesus là Đấng đã chết và sống lại trên thế gian nầy mà thôi. Tin Lành đang thờ Đấng sống. Ngay lúc đó, Chúa Thánh Linh thúc giục lòng tôi một cách thật mạnh mẽ. Rồi, trong giờ kêu gọi của giáo sĩ, tôi rời chiếc xe lăn tay, bước lên tin nhận Chúa trước sự kinh ngạc của mọi người. Nhiều người cảm động, đến ôm tôi và khóc ào lên.

Đêm đó, ma quỷ không muốn mất tôi. Nó cố tình giành giựt linh hồn tôi và níu kéo tôi trở lại. Nó khiến cho hai lỗ tai tôi luôn nghe tiếng tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông. Tôi không ngủ được. Mãi gần đến sáng, tôi chập chờn trong giấc mơ. Tôi thấy tôi đang chạy xuống một dốc núi, thì đàng sau lưng có một hòn lửa tròn lăn theo. Tôi mệt quá, té nhào xuống đất, thì hòn lửa đó lăn qua khỏi tôi rồi nổ tung ra. Một người mặc áo trắng toát, tôi không nhìn thấy mặt, nhưng nghe tiếng nói bên tai: “Ta là Chân Lý, Đường Đi, và Sự Sống! Chính Ta đây!” Rồi, người ấy biến mất. Tôi giựt mình thức dậy, nói với ông nhà tôi, gọi ngay cho Mục Sư Lành để thuật lại giấc chiêm bao. Mục sư chạy đến ngay, cầu nguyện cho tôi, và cho biết, tôi đã thật sự gặp được Chúa và Ngài đã chọn tôi. Mục sư đề nghị chở tôi ra tiệm vàng gần nhà, để mua tặng tôi một sợi giây chuyền vàng 18k, có cây thập giá đeo vào cổ, để kỷ niệm. Với tâm lý thường tình của một người đàn bà vừa chập chững bước đến với Chúa như con trẻ, tôi vui mừng tiếp nhận món quà lớn nhất từ Đức Chúa Trời, là tiếp nhận Con của Ngài làm Cứu Chúa của đời tôi, và món quà nhỏ từ vị mục sư, để tôi có được cảm nhận là tôi đã thuộc về Chúa rồi.

Sau đó, tôi tập tành ăn thịt và cá, để bồi dưỡng sức khỏe sau cuộc giải phẫu lớn vừa qua. Tôi quyết định dẹp bàn thờ, bắt đầu đọc Thánh Kinh và đi nhóm họp thờ phượng Chúa hằng tuần. Vợ chồng tôi cũng thường tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện tại nhà. Đức Chúa Trời bắt đầu chương trình của Ngài thật quá tuyệt diệu trên đời sống của vợ chồng chúng tôi. Ông nhà tôi rất thích sửa xe, nên mua những chiếc xe cũ về, tân trang lại và bán rẻ cho anh em nào trong Hội Thánh cần phương tiện di chuyễn.

Vào đầu năm 1981, có rất ít Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở vùng San Diego. Ông nhà tôi phối hợp với một vài con cái Chúa, để tổ chức nhóm thờ phượng Chúa tại tư gia. Sau đó, bị hàng xóm phàn nàn vì tình trạng đậu xe đông trước cửa. Ông nhà tôi đến gặp vài mục sư của Hội Thánh Mỹ, để xin họ giúp đỡ cho việc thành lập Hội Thánh Việt Nam. Sau đó một thời gian, chúng tôi mời được Mục Sư Đặng Ngọc Báu đến quản nhiệm Hội Thánh. Để phát triển Hội Thánh, nhà tôi và tôi tình nguyện lấy danh sách của các đồng hương Việt Nam đi định cư tại Mỹ theo diện HO, con lai, và đoàn tụ gia đình, qua những cơ quan thiện nguyện như USCC, IRC, CWS. Chúng tôi ra tận các sân bay LAX, San Diego để đón họ, rồi đưa về những căn hộ đã mướn sẵn. Làm việc đó, chúng tôi nghĩ đến kinh nghiệm của chính bản thân mình và khó quên được những ngày đầu đặt chân đến Mỹ. Vì “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên.” Vợ chồng chúng tôi cùng vài con cái Chúa mang những vật dụng cần yếu đến giúp những người định cư. Từ đó, Hội Thánh thêm rất nhiều người tiếp nhận Chúa. Vợ chồng tôi cũng có rất đông con nuôi, ai cũng thương gọi bằng ba má. Tôi còn nhớ, ông nhà tôi có chiếc xe van cũ, được sửa lại, để chở người đi nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật, hay đi nhóm cầu nguyện. Vì muốn chở hết và nhiều, nên ông may màn che hết các cửa hai bên, tránh cảnh sát nhìn thấy, và để thêm những chiếc ghế nhỏ dưới sàn cho họ ngồi. Tấm lòng mong muốn nhiều linh hồn được cứu rỗi của ông nhà tôi, đã để lại những kỷ niệm khó quên trong lòng của những người con cái Chúa, đã từng sống bên cạnh ông nhà tôi.

Qua 31 năm tin nhận Chúa, tôi nhìn lại sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mình. Trước kia, tôi không hề nghĩ đến những sự sáng tạo của Đấng Tạo Hóa (Ông Trời). Tôi không hề biết có người yêu tôi đến có thể chết thay cho tôi. Tôi không biết tại sao tôi có mặt trên thế gian nầy, đến đây để làm gì, và chết rồi đi về đâu? Những gì tôi thờ lạy, cúng kiến trước kia, có giúp được gì cho tôi đâu! Tôi quỳ lạy, cầu khẩn những cái tượng chạm do con người làm ra: có mắt không nhìn thấy, có mũi không thở được, có miệng không nói, và tay chân không hề cử động. Tượng bằng vàng, đá quý, gổ, thạch cao, xi-măng, v.v., là những gì mà quyền lực tối tăm của các tà linh đang cai trị thế giới, dùng để kiềm chế loài người, khiến họ không biết thờ lạy Đấng đã tạo ra chính mình. Bây giờ, tôi hiểu được mục đích loài người có mặt ở thế gian để làm gì Chúng ta đến đây để nhận lãnh thân thể được tạo dựng giống như Đức Chúa Trời, được sống để biết ơn và thờ kính Ngài. Sau khi rời khỏi thế gian nầy, tôi sẽ trở về nơi mà Chúa muốn những người Ngài yêu, Ngài chọn, sống với Ngài đời đời.

Thưa quý vị, sống trên đời nầy không một ai không có hy vọng. Cái hy vọng của những người theo Chúa là hy vọng xác thực, khi cả thế gian chìm trong tội lỗi, không có một người nào có thể dám nói là mình vô tội. Tôi đưa ra thí dụ: Tất cả đều có tội, đang ở trong ngục tù, thì nhất định phải có một người không tội ở ngoài đến cứu mình ra. Đức Chúa Jesus đã hy sinh, lìa bỏ hết tất cả trên Thiên giới, xuống thế gian làm người. Ngài đã gánh hết tội lỗi của cả nhân loại trên thân mình Ngài; thậm chí chịu đóng đinh cho đến chết trên thập tự giá, và sau ba ngày, Ngài đã từ cõi chết sống lại. Ngài đã đắc thắng tội lỗi và sự chết. Ngài sống lại cho quý vị và tôi niềm hy vọng được sống lại.

Từ một người đàn bà không hề bước chân vào lớp học, bây giờ, Chúa ban cho tôi sự khôn ngoan để đọc và hiểu Lời Chúa trong Thánh Kinh mỗi ngày. Tôi có Đấng Tạo Hóa, Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa để trông cậy và thờ lạy. Tôi kinh nghiệm được những phép lạ, những ơn phước Ngài ban. Sự bình an mà tôi đang có, thế gian không thể ban cho được. Tôi vẫn còn sống khỏe mạnh trong tuổi hơn 90 nầy, để nói lên tình yêu thương của Ngài đã cứu tôi. Tôi nghe và chứng kiến những gì chồng tôi đã thuật lại, trước những giây phút cuối cùng của đời ông. Chúa đã sai thiên sứ đến, để đón tiếp chồng tôi về với Ngài một cách rất tốt đẹp. Quý vị có muốn vào trong giờ phút cuối của cuộc đời mình, được tiếp rước như vậy không? Tôi mong rằng, cuốn sách nhỏ nầy sẽ giúp cho quý vị có một quyết định mạnh mẽ: chọn lại niềm tin cho chính mình! Niềm tin không phải từ tôn giáo mà là tin vào Đấng mà quý vị đặt hết đức tin và hy vọng vào.

Nguyền xin Chúa Thánh Linh hành động trong lòng quý vị, trong thì giờ quý vị đọc và suy ngẫm lời làm chứng của tôi, để quý vị sẽ mở lòng, ăn năn tội và tiếp nhận Đức Chúa Jesus làm Cứu chúa của đời mình. Ngài đang chờ quý vị!

Quả Phụ Nguyễn Thái Bảo (nhủ danh Nguyễn Thị Lịnh)

Sau khi đọc xong lời làm chứng trên đây của tôi, nếu quý vị được CHÚA cảm động, muốn tin nhận ĐỨC CHÚA JESUS làm Cứu Chúa của đời mình, xin hãy hết lòng cầu nguyện theo sự hướng dẫn sau đây:

“Kính lạy Chúa Cứu Thế Jesus,

Ngài là Chân Lý, Đường Đi và Sự Sống. Con nhận biết chính bản thân con là kẻ tội lỗi, không ra chi trước mặt Chúa. Bây giờ, con xin từ bỏ hết những tội lỗi của con trước kia. Con tin Ngài đã chết trên thập tự giá để cứu chuộc con. Xin Ngài tha tội và chấp nhận con vào đại gia đình con cái của Đức Chúa Trời, ghi tên của con vào sách sự sống trên thiên đàng, để con nhận được sự cứu rỗi đời đời. Con xin tuyên xưng Ngài là Cứu Chúa và mời Ngài làm chủ đời sống của con từ nay.

Con cầu nguyện bấy nhiêu lời nầy trong danh Đức Chúa Jesus Christ! Amen!”

Tác giả: Quả Phụ Nguyễn Thái Bảo (nhủ danh Nguyễn Thị Lịnh)

Đời Sống Đức Tin Của Nử Hoàng Elizabeth II

Đức Tin Là Nền Tảng Cho Nữ Hoàng Elizabeth II: ‘Tôi Đã Có Được Niềm An Ủi Lớn Lao Từ Lời Chúa Trong Những Thời Điểm Khó Khăn’

Những phát súng đưa tiễn từ hoàng gia, hoa cùng những lời tri ân chân thành là những gì đã diễn ra trong lễ tưởng niệm ở Anh, và trên toàn thế giới, thương tiếc cho sự ra đi của Nữ-hoàng Elizabeth II.

Vương-quốc Anh sẽ để tang 10 ngày khi chế độ quân chủ lập hiến bắt đầu quy trình chính thức chuyển giao quyền lực cho con trai cả của bà, Vua Charles III.

Tân Thủ-tướng của Vương-quốc Anh Liz Truss đã ca ngợi Nữ-hoàng như một vầng đá vững chắc qua các thời đại. “Đất nước của chúng tôi đã phát triển mạnh mẽ dưới triều đại của bà. Nước Anh là một đất nước tuyệt vời như ngày nay là nhờ bà“, Truss nói.

Vào hôm Thứ Năm (8/9), một cầu vồng đôi đã xuất hiện trên bầu trời Cung-điện Buckingham, ngay trước khi Nữ-hoàng Anh băng hà – tin tức đã làm tan nát trái tim của nhiều người dân Anh.

Cầu vồng xuất hiện khi mọi người tụ tập bên ngoài Cung-điện Buckingham ở London, ngày 8 tháng 9 năm 2022 khi Nữ-hoàng Elizabeth II băng hà. (Ảnh AP / Frank Augstein)

Thật sốc, tôi không thể nào tin được“, một người bên ngoài cung điện nói. “Tôi đau lòng quá – thật sự rất đau lòng.

Sinh ngày 21 tháng 4 năm 1926 tại Quận Mayfair của London, Nữ-hoàng Elizabeth II được sinh ra cho Vua George VI và trở thành Công-chúa xứ Wales trong Thế-chiến II. Cha bà qua đời vì bệnh ung thư khi bà đang ở Kenya với Hoàng-thân Phillip, Công-chúa 25 tuổi trở thành Nữ-hoàng vào năm 1952.

Thủ-tướng Winston Churchill là một trong những chức sắc đã chứng kiến việc Tổng Giám-mục Canterbury xác nhận quyền trị vì của Elizabeth, bằng cách trao Vương-miện nặng 6 pound của Vua Edward cho bà“, một phát thanh viên cho biết vào ngày mà Nữ-hoàng đăng cơ, ngày 2 tháng 6 năm 1953.

Được biết đến với tư cách là nữ hoàng của hoàng gia Anh, khả năng lãnh đạo gương mẫu và những tuyên bố công khai về đức tin vào Chúa Giê-xu, Nữ-hoàng Elizabeth thậm chí còn phát triển một tình bạn được thiết lập trên đức tin với nhà truyền giáo quá cố người Mỹ Billy Graham.

Trong Thông-điệp Giáng-sinh của Nữ-hoàng từ năm 2000, bà nói, “Đối với tôi, những lời dạy của Đấng Christ và trách nhiệm cá nhân của tôi trước Chúa cung cấp một khuôn khổ để tôi cố gắng lèo lái cuộc đời mình … Tôi, cũng như rất nhiều người trong số các bạn, đã có được niềm an ủi lớn lao trong những lúc khó khăn từ những lời dạy và tấm gương của Đấng Christ.

Nicoletta Gullace, Phó Giáo-sư môn lịch sử tại Đại-học New Hampshire chuyên về lịch sử hiện đại của Anh, nói rằng quốc vương của Anh về một mặt nào đó là người đứng đầu Giáo-hội Anh, và Elizabeth rất coi trọng vai trò đó.

Bà không bao giờ bỏ lỡ một Ngày Chúa Nhật Tưởng-nhớ nào [được tổ chức vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 11], đây là thời gian mà mọi người nhớ về các bác sĩ thú y và hai cuộc chiến tranh thế giới,” Gullace nói. “Năm nay bà cũng đã cố gắng rất nhiều để có thể tham dự ngày này, nhưng khả năng vận động và sức khỏe bị cản trở. Lần duy nhất bà bỏ lỡ là khi bà mang thai. Bà tham dự các buổi lễ nhà thờ thường xuyên và thường gửi đến một lời chào thăm ấm áp và truyền cảm hứng cho cả nước vào mỗi dịp Giáng-sinh.

Nữ-hoàng Anh Elizabeth II tham gia nghi lễ Ngày Chúa-nhật Tưởng-nhớ tại Cenotaph ở London, ngày 13 tháng 11 năm 2016. (Ảnh AP / Alastair Grant)

Trong thông điệp Giáng-sinh năm 2012, Nữ-hoàng nói với những người dân trong vương quốc của mình, “Đây là thời điểm trong năm khi chúng ta nhớ lại Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến ‘không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta’. Ngài đã khôi phục tình yêu thương và sự phục vụ để chúng trở thành trung tâm của đời sống chúng ta trong con người của Chúa Giê-xu Christ.

Việc xử lý các mối quan hệ đối ngoại cùng với cuộc thi The Crown đã khiến bà trở thành một nhân vật được yêu mến trên toàn thế giới.

“London Bridge is Down” [tạm dịch là “Cây Cầu Lớn của London đã sụp đổ“] là những từ khóa về sự qua đời của Nữ-hoàng – được thư ký riêng của bà nói hôm Thứ Năm để thông báo cho thủ tướng và hội đồng về sự ra đi của bà, khởi động kế hoạch được gọi là “London Bridge”, là những sự kiện dẫn đến lễ đăng cơ của con trai bà, Vua Charles III.

Những chi tiết về điều này đã bị rò rỉ cho báo chí, vì vậy chúng tôi biết gần như chính xác các nghi thức có thể sẽ diễn ra,” Gullace nói.

Cô tiếp tục nói rằng sự ra đi của Nữ-hoàng sẽ “làm rúng động người dân Anh đến tận cùng cốt lõi của họ” và cũng sẽ có tác động khắp Khối Thịnh-vượng Chung – 15 quốc gia có quốc vương và nguyên thủ quốc gia hiện là Charles III. “Ông ấy là vua, bởi vì giây phút mà linh hồn của Nữ-hoàng rời khỏi thân thể bà, ông ấy đã trở thành vua,” Gullace nói. “Có một điều bí ẩn nào đó đã xảy ra.

Nữ-hoàng Elizabeth qua đời ở tuổi 96 tại Lâu-đài Balmoral, trên khu đất ở Scotland của bà, vào hôm Thứ Năm. Bà đã trị vì 70 năm, lâu hơn bất kỳ quốc vương nào khác và chứng kiến 15 Thủ-tướng lãnh đạo nước Anh trong thời gian bà trị vì. Bà qua đời không lâu sau một thông báo từ Quốc-hội về tình trạng sức khỏe không tốt của bà.

Vương-quốc Anh bắt đầu để tang 10 ngày, kể từ hôm Thứ Sáu. Thi thể của Nữ-hoàng sẽ được đưa đi bằng tàu hỏa đến nhà ga King’s Cross. Charles sẽ ở đó với Thủ-tướng Truss. Nữ-hoàng sẽ được an táng tại hội trường Westminster và tang lễ của bà sẽ diễn ra tại Tu-viện Westminster.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Sống Trong Thánh Linh (HDGH 47)

Chúa cung ứng nhu cầu

Ngài Là Mọi Nhu Cầu Của Con

Tựa đề: Ngài Là Mọi Nhu Cầu Của Con
Nguyên tác: You Are My All In All

Sáng tác:  Dennis L. Jernigan
Trình bày: Gaither Vocal Band

You Are My All In AllYou are my strength when I am weak
You are the treasure that I seek
You are my all in all
Seeking You as a precious jewel
Lord, to give up I’d be a fool
You are my all in allJesus, Lamb of God
Worthy is Your name
Jesus, Lamb of God
Worthy is Your name

Taking my sin, my cross, my shame
Rising up again I bless Your name
You are my all in all
When I fall down You pick me up
When I am dry You fill my cup
You are my all in all

Jesus, Lamb of God
Worthy is Your name
Jesus, Lamb of God
Worthy is Your name

Ngài Là Muôn Nhu Cầu Của ConNgài là sức thiêng chúng con dựa nương.
Ngài là báu vật mà con mong tìm.
Ngài là muôn nhu cầu con.
Lòng con mến yêu Chúa hơn ngọc châu.
Ngài tha hết mọi tội lỗi trong đời.
Ngài là muôn nhu cầu con.Giê-xu là Chúa con.
Chúa có danh đẹp thay.
Giê-xu là Chúa con,
Quí báu thay danh Ngài.

Ngài mang hết bao nhiêu ô nhục con.
Ngài đã sống lại và sống muôn đời.
Ngài là muôn nhu cầu con.
Hồi con vấp chân Chúa nâng vực con.
Hồi tim héo tàn Ngài khiến tươi cười.
Ngài là muôn nhu cầu con.

Giê-xu là Chúa con.
Chúa có danh đẹp thay.
Giê-xu là Chúa con,
Quí báu thay danh Ngài.

Nguồn Thư Viện Tin Lành

thuvientinlanh.org

Content retrieved from: https://huongdionline.com/2019/07/14/ngai-la-moi-nhu-cau-cua-con-2/.

Nguồn gốc Lễ Mother’s Day

(Photo courtesy: www.wikipedia.org)

Nguồn Gốc Lễ Mother’s Day

Cách đây gần 100 năm, Anna Jarvis đã vận động chính phủ Hoa Kỳ thành lập một ngày lễ để tri ân những người mẹ. Để cổ động cho việc này bà đã viết bài đăng báo, thuyết trình tại các nhà thờ, gởi thư cho các viên chức chính phủ.

Trước tấm lòng và sự kiên trì của bà, ngày 8 tháng 5 năm 1914, Tổng Thống Woodrow Wilson đã ban hành một sắc lệnh chọn ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày Mother’s Day.  Kể từ đó, hằng năm không phải chỉ tại Hoa Kỳ mà hàng tỷ người tại hơn 65 quốc gia trên thế giới đã chọn ngày này để tôn kính người mẹ.  Hơn một chục quốc gia khác cũng chọn một ngày khác trong tháng Năm để tri ân mẫu thân.

Nguồn Gốc

Ann Maria Reeves Jarvis, mẹ của Anna Jarvis, là một phụ nữ đáng kính.  Bà là nguồn động lực khiến cho con gái của bà là Anna Jarvis đã vận động để thiết lập ngày Mother’s Day.  Cuộc đời của Ann Maria Reeves Jarvis đánh dấu bằng những chuỗi ngày yêu thương chồng con, góp phần cho Hội Thánh, và tận tụy với công tác xã hội.

Ann Maria Reeves sinh ngày 30/9/1832 tại Culpeper, Virginia.  Bà là con gái của Mục sư Josiah W. Reeves và bà Nancy Kemper Reeves.  Năm 1850, sau khi cha của bà được thuyên chuyển đến làm mục sư cho Hội Thánh Tin  Lành Giám Lý tại Philippi thuộc Barbour County, West Virginia, Ann đã lập gia đình với Granville Jarvis, con trai của một mục sư Baptist tại thị trấn này.  Theo gương của  hai người cha, Granville Jarvis cũng trở thành mục sư và hầu việc Chúa trong Hội Thánh Tin Lành Giám Lý.

Ann Maria Reeves Jarvis đã giúp chồng rất nhiều trong những năm tháng chồng bà phục vụ Chúa.  Bà làm giáo viên Trường Chúa Nhật dạy các em thiếu nhi suốt 25 năm.  Bà đã hổ trợ cho chồng trong việc xây dựng nhà thờ cho Hội Thánh Andrews Methodist Church tại Grafton, West Virginia (1873).  Ann sinh cho chồng 12 người con.  Do hoàn cảnh y tế vệ sinh trong thế kỷ 19, bốn người con mất từ những ngày thơ ấu, bốn đứa khác chết khi chưa đến tuổi trưởng thành.

Từ những kinh nghiệm đau thương mất mát trong gia đình, Ann Maria Reeves Jarvis không muốn thấy cảnh tang tóc xảy ra trong những gia đình khác.  Vấn đề thiếu y tế và vệ sinh là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị mất sớm vào lúc đó. Khi theo chồng thuyên chuyển từ nơi này sang nơi khác để phục vụ Chúa, bà đã thành lập Câu Lạc Bộ Các Bà Mẹ tại các thành phố Webster, Grafton, Fetterman, Pruntytown và Philippi nhằm cải thiện những điều kiện vệ sinh và sức khỏe trong các gia đình.    Các câu lạc bộ này gây quỹ mua thuốc giúp người nghèo, kiểm soát thực phẩm và sữa mà các tiệm tạp hóa bán cho người dân, mướn người giúp con cái các bà mẹ bị bệnh lao.

Khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ xảy ra,  Ann Maria Reeves Jarvis kêu gọi Câu Lạc Bộ Các Bà Mẹ đứng trung lập về mặt chính trị.  Họ cứu chữa thương binh cả hai bên.  Bà cũng kêu gọi các cộng đồng giữ sự hiệp nhất giữa những khác biệt chính trị trong thời nội chiến. Ann Maria Reeves Jarvis vận động thành lập Mother’s Friendship Day” – ngày tương thân của các bà mẹ – với mục đích tạo sự hiệp nhất giữa những gia đình đã chia rẽ vì những khác biệt đã xảy ra trong chiến tranh.

Ann Maria Reeves Jarvis ước mong cơ hội thân hữu này sẽ được tổ chức hằng năm và sẽ là dịp để tưởng nhớ các bà mẹ.  Tuy nhiên, những cố gắng đó của bà không thành, Ann Maria Reeves Jarvis về với Chúa vào ngày 9/5/1905 tại Bala-Cynwyd, Philadelphia.

Vận Động Thành Lập Lễ Mother’s Day

Cũng trong khoảng thời gian đó tại New York (1872), Julia Ward Howe, tác giả của bản thánh ca The Battle Hymn of the Republic, công bố Mother’s Day Proclamation.  Dưới sự vận động của Julia Ward Howe, Mother’s Day được tổ chức tại Boston được khoảng 10 năm rồi ngưng.

Anna Marie Jarvis, con gái của Ann Maria Reeves Jarvis, là người rất gắn bó với mẹ mình. Sau khi Ann Maria Reeves Jarvis mất, Anna Jarvis tiếp tục vận động để thành lập ngày Mother’s Day theo ước nguyện của mẹ.

Ngày 12/5/1907, Anna Jarvis cùng những người thân từ Philadelphia trở về Andrews Methodist Church tại Grafton, West Virginia, là hội thánh nơi cha bà từng làm mục sư, mẹ bà đã dạy Trường Chúa Nhật, để tưởng niệm người mẹ là bà Ann Maria Reeves Jarvis.

Anna Jarvis trình bày với hội thánh, nơi cha mẹ bà  đã gây dựng nhà thờ, ước nguyện của mẹ mình về việc thành lập Mother’s Day.  Với sự ủng hộ các bà mẹ trong các hội thánh và sự giúp đỡ của John Wanamaker, cựu Tổng Giám Đốc Bưu Điện Hoa Kỳ,  ý nguyện về việc thành lập ngày tưởng nhớ và tri ân các bà mẹ được loan truyền.  Sau đó, Anna Marie Jarvis tiếp tục vận động bằng nhiều cách để ngày tri ân các bà mẹ được trở thành ngày lễ chính thức.

Tháng Năm năm 1908,  một lễ kỷ niệm Mother’s Day chính thức được tổ chức tại nhà thờ Andrews Methodist Church.  Sau đó, một buổi lễ mở rộng cho công chúng được tổ chức tại Wanamaker Auditorium tại Philadelphia. Năm 1909, lễ Mother’s Day được tổ chức tại New York.  Năm 1910, Tiểu bang West Virginia chính thức công nhận lễ Mother’s Day.  Sau đó, các tiểu bang khác lần lượt công nhận ngày lễ này.  Ngày 8/5/1914, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật công bố Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm là ngày Mother’s Day. Từ đó, Mother’s Day trở thành ngày lễ chính thức trên toàn nước Mỹ.

Hoa Trong Ngày Lễ

Trong lần trở về Andrews Methodist Church tại Grafton, West Virginia vào năm 1907,  Anna Jarvis  và mỗi thân nhân đến dự lễ đều đeo một đóa cẩm chướng màu trắng, loài hoa mà bà Ann Maria Reeves Jarvis ưa thích.  Từ đó, vào dịp lễ Hiền Mẫu, những người có mẹ đã qua đời thường mang hoa cẩm chướng màu trắng.  Những người có mẹ còn sống mang hoa cẩm chướng màu đỏ sậm.

Hoa cẩm chướng (carnation), loài hoa mà bà Ann Maria Reeves Jarvis ưa thích, có tên khoa học là dianthus caryophyllus. Chữ dianthus trong tiếng La Tinh có nghĩa là hoa của tình yêu.

Như nhiều loài hoa khác, màu hoa cẩm chướng mang những ý nghĩa khác nhau.  Cẩm chướng đỏ nhạt biểu tượng cho lòng cảm phục.   Cẩm chướng đỏ sậm thể hiện tình yêu sâu đậm.  Cẩm chướng trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngọt ngào và nhẫn nại.  Cẩm chướng hồng bày tỏ lòng tri ân.  Người Việt chúng ta biết tình yêu của mẹ rộng lớn vô cùng.  Nhạc sĩ Y Vân đã so sánh lòng mẹ bao la như Thái Bình Dương.  Với nhận thức đó, nhiều người đã tặng cho mẹ mình một bó cẩm chướng đủ màu với dụng ý gói trọn tất cả những tình cảm sâu đậm nói trên cho mẹ.

Thánh Kinh dùng tình yêu của người mẹ để minh họa tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho loài người.  Thánh Kinh cho biết: Hiếm khi có phụ nữ nào quên cho con mình bú hay không yêu thương con ruột của mình. Ví dầu có những trường hợp như vậy, Chúa không bao giờ quên chúng ta.

Trong ánh sáng của Thánh Kinh, vào dịp lễ Mother’s Day, mong bạn biết rằng ngoài người mẹ yêu dấu của bạn, có một người khác yêu bạn vô cùng.  Người đó chính là Đức Chúa Trời.  Nếu bạn muốn đáp lại tình yêu đó, Chúa không cần những cành hoa, nhưng Ngài thích tấm lòng tri ân của bạn dành cho Ngài.  Mong bạn tặng món quà đó cho Chúa.

Sưu tầm Nguồn Thư Viện Tin Lành

 

Content retrieved from: https://www.thuvientinlanh.org/ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-l%E1%BB%85-mothers-day/.