Mùa Chay (Lent)

Mùa Chay

by Tiếng Nói Phúc Âm · February 22, 2023

Khoảng thời gian 40 ngày kể từ ngày thứ Tư Lễ Tro cho đến Chúa Nhật Phục Sinh được gọi là Mùa Chay. Đây là khoảng thời gian chúng ta đặc biệt hướng về Chúa Cứu Thế và suy niệm về những nỗi thương khó Ngài đã gánh chịu vì nhân loại. Nếu để ý quý vị sẽ thấy rằng những người tin Chúa nhấn mạnh và nhắc đến cái chết của Chúa Giê-xu rất nhiều. Tại sao vậy? Có thể nói sự chết của Chúa Giê-xu là trọng tâm của Phúc Âm. Sứ đồ Phao-lô ngày xưa đã nói:
Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em tôi chẳng biết điều gì khác ngoài Chúa Cứu Thế Giê-xu và Chúa Cứu Thế Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự (Thư I Cô-rinh-tô 2:2)
Tại sao cái chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự lại quan trọng như vậy? Để có thể hiểu được vấn đề, chúng ta phải hiểu rõ toàn bộ chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Nói đến chương trình cứu rỗi cũng có nghĩa là chúng ta mặc nhiên công nhận nhu cầu cứu rỗi, hay nói khác đi con người chúng ta cần được cứu rỗi, cần được giải thoát. Nói đến cứu rỗi hay giải thoát hàm ý được cứu hay được giải thoát khỏi một điều gì đó. Một người chết đuối được người khác cứu sống, chúng ta nói người đó được cứu khỏi nước. Một đất nước bị người nước khác đến chiếm đóng rồi có người đứng lên đánh đuổi ngoại nhân, chúng ta nói đất nước đó được cứu khỏi nạn ngoại xâm. Một bác sĩ có thể cứu bệnh nhân thoát chết, một tay hào hiệp có thể cứu người khỏi cảnh nợ nần túng quẫn… Nói tóm lại, được cứu là được cứu ra khỏi một hoàn cảnh đặc biệt nào đó.

Chúa Giê-xu đã chịu chết để cứu con người là cứu con người ra khỏi tội. Tội là gốc rễ của vấn đề. Vì tội mà con người bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và vì bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời mà con người sống trong đau khổ. Chỉ khi nào con người được liên kết trở lại với Đức Chúa Trời, vấn đề của con người mới được giải quyết. Con người tội lỗi, Đức Chúa Trời thánh khiết, vì vậy không thể liên kết với nhau được. Do đó Đức Chúa Trời phải có giải pháp để giải quyết vấn đề cho con người. Giải pháp đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu phải giáng trần làm người, mang tội lỗi của con người, chịu chết thế cho con người. Cái chết của Chúa Giê-xu vì vậy là điều thiết yếu vô cùng để giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi. Nói đúng hơn, cái chết của Chúa Giê-xu là phương cách duy nhất để giải quyết vấn đề của con người và đó là Phúc Âm, đó là tin mừng cứu rỗi.

Sứ đồ Phao-lô đã tóm tắt thông điệp Phúc Âm bằng một lời ngắn gọn như sau:
Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến trần gian để cứu vớt kẻ có tội, đó là lời chắc chắn đáng đem lòng tin trọn vẹn mà tiếp nhận (Thư I Ti-mô-thê 1:15)
Thưa quý thính giả, chính vì vậy mà hàng tuần trên đài phát thanh nầy chúng tôi rao truyền thông điệp Phúc Âm của Chúa Cứu Thế để mọi người biết mà tiếp nhận. Thông điệp đó là Chúa Giê-xu đã giáng trần chịu chết vì tội của nhân loại. Chính vì vậy mà chẳng những mỗi năm vào Mùa Chay mà mỗi ngày trong đời sống chúng tôi muốn rao báo tin mừng cứu rỗi của Chúa Cứu Thế cho mọi người đều biết để tiếp nhận và được giải thoát.

Bạn có thấy rằng con người chúng ta đang làm nô lệ cho tội lỗi không? Ta thường làm những điều xấu mình không muốn và những điều tốt ta muốn làm ta không làm nổi. Đây cũng là kinh nghiệm của Sứ đồ Phao-lô ngày xưa khi ông kêu lên rằng: “Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể đưa tôi đến chỗ chết nầy?” Sứ đồ Phao-lô cũng như con người mọi thời đại đều phải vật lộn tranh đấu với tội lỗi và thấy rằng mình không thể thắng hơn được cho đến khi nào mình nhờ đến một sức mạnh lớn hơn mình. Sức mạnh đó là sức mạnh của Chúa Giê-xu, sức mạnh đến từ sự chết của Ngài.

Tại sao sức mạnh lại đến từ sự chết? Sức mạnh đến từ sự chết bởi vì chết là hình phạt hay bản án con người phải nhận khi phạm tội. Chúa Giê-xu đã lãnh hình phạt thế cho chúng ta, chúng ta không còn chết nữa nhưng mang lấy sự sống của Chúa Cứu Thế.

Có hai điều khác nữa chúng ta cần phải biết để hiểu được vấn đề nầy dễ dàng hơn. Hai điều đó là: (1) Chết nghĩa là gì? (2) Sự khác biệt giữa sự chết thể xác và sự chết tâm linh.

Theo ý Bạn, chết nghĩa là gì? Mỗi lần dự một đám tang hay trong gia đình có người chết, nỗi hãi hùng lớn nhất là gì? Nỗi hãi hùng lớn nhất chính là sự phân cách giữa người ra đi và người ở lại. Khi một người nằm xuống, vẫn thân xác đó, vẫn khuôn mặt đó, vẫn y phục đó nhưng ta thấy xa cách làm sao. Giữa ta và người đó là hai thế giới khác biệt. Thưa quý vị, khi Thánh Kinh nói đến sự chết cũng nói đến sự phân cách tương tự. Đối với Đức Chúa Trời, chết có nghĩa là bị phân cách với Ngài, và đó là sự chết tâm linh. Sự chết thể xác là chúng ta nhắm mắt tắt hơi, không còn sự sống trong thân xác, hồn lìa khỏi xác. Còn sự chết tâm linh là bị phân cách khỏi nguồn sống là Thiên Chúa. Chính vì bị ngăn cách khỏi nguồn sống mà đời sống chúng ta trở nên đau khổ, bất hạnh. Như một cành cây lìa gốc, ta không còn nhận được sự sống của Thiên Chúa và do đó đời sống trở nên khô khan, vô nghĩa.

Thiên Chúa biết tình trạng chết mất của nhân loại như vậy cho nên Ngài đã thiết lập phương cách để giải thoát và cứu rỗi nhân loại. Phương cách đó là để cho Chúa Giê-xu mang hình phạt và chịu chết thế cho chúng ta. Tại sao Thiên Chúa phải sai Chúa Giê-xu giáng trần chịu chết để cứu rỗi nhân loại như vậy làm gì cho phiền phức? Nếu Chúa là Đấng quyền năng tại sao Chúa không từ trời đưa tay ra cứu rỗi nhân loại có phải là khỏe hơn không? Theo suy luận của con người chúng ta thấy như phiền phức thật, nhưng chúng ta phải đặt mình trong chỗ của Thiên Chúa mới thấy rõ vấn đề. Chúng ta phải biết rằng Thiên Chúa là Đấng yêu thương muốn giải thoát và cứu rỗi nhân loại, nhưng đồng thời Ngài cũng là Đức Chúa Trời thánh khiết, không thể dung dưỡng tội lỗi. Đức Chúa Trời giống như lửa. Lửa sưởi ấm, giúp ta nấu nướng nhưng lửa cũng thiêu đốt, cho tay vào lửa thì bị phỏng. Đức Chúa Trời không thể đi ngược lại bản tính thánh khiết của Ngài. Nếu lửa không thiêu đốt thì lửa không còn là lửa nữa. Tuy nhiên đồng thời với bản tính thánh khiết đó, Thiên Chúa cũng là Đấng yêu thương. Vì thánh khiết Chúa phải hình phạt tội lỗi nhưng vì lòng yêu thương, Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi chốn trầm luân. Làm thế nào để dung hòa hay giải quyết được vấn đề? Giải pháp của Đức Chúa Trời vì vậy là: tội thì phải phạt cho đúng với công lý nhưng Chúa đã nhận hình phạt thế cho chúng ta cho đúng với tình thương.

Chính vì vậy mà Chúa Giê-xu đã giáng trần mang thân xác con người, chịu hình phạt thế cho con người để con người có thể được tương giao với Đức Chúa Trời trở lại, mối quan hệ được nối kết, sự sống được nối liền, chúng ta có sự sống của Chúa và đời sống có ý nghĩa.

Bây giờ Bạn đã thấy được tại sao cái chết của Chúa Giê-xu lại quan trọng và chúng tôi thường nhắc đến cái chết của Ngài rồi phải không? Thánh Kinh dạy: “Không đổ máu cũng sẽ không có tha thứ.” Máu đây là máu của Chúa Giê-xu phải đổ ra vì tội của chúng ta. Nhờ cái chết thay thế của Chúa, chúng ta mới nhận được ơn tha thứ của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ Đức Chúa Trời chí công phải hình phạt tội lỗi nhưng cũng là Đức Chúa Trời chí nhân muốn cứu rỗi con người. Thiên Chúa đã làm tất cả để cứu chúng ta nhưng chúng ta cũng phải làm phần của mình, đó là giang tay ra tiếp nhận món quà cứu rỗi của Thiên Chúa. Lời Chúa dạy:
Ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền làm con Thiên Chúa là ban cho những người tin Danh Ngài (Phúc Âm Giăng 1:12)
Chúng ta là con Thiên Chúa vì đã được Ngài tạo dựng nhưng vì xa lìa Thiên Chúa, quay lưng lại với Ngài, không tôn thờ Ngài nên quyền làm con của chúng ta đã mất. Chỉ khi nào chúng ta ăn năn tội, quay trở lại với Chúa chúng ta mới nhận lại được quyền làm con và tận hưởng ân phúc Ngài dành cho chúng ta.

Từ nay đến lễ Phục Sinh quý vị sẽ nghe chúng tôi nhắc mãi về cái chết của Chúa Giê-xu. Chúng tôi nhắc mãi vì cái chết của Chúa là vì Bạn và vì tôi. Chúa đã chết để chúng ta được sống. Chúa đã chết để chuộc tội cho chúng ta, chết thay cho chúng ta.

Đối với Đức Chúa Trời, Ngài đang dành thì giờ cho chúng ta quay trở lại với Ngài và chương trình phát thanh nầy là một trong những tiếng nói Đức Chúa Trời đang dùng để kêu gọi Bạn đến với Ngài. Ước mong Bạn nghe được tiếng mời gọi của Chúa, quay trở lại với Chúa, đặt lòng tin nơi Ngài để tìm thấy ý nghĩa cho đời sống, để cái chết của Chúa không trở nên vô ích. Chúa phán:
Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các con được an nghỉ (Phúc Âm Ma-thi-ơ 11:28)
Mời Bạn quay trở lại với Chúa hôm nay để kinh nghiệm ơn tha thứ và cứu rỗi của Ngài. Bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Phát Thanh Tin Lành
2275 W Lincoln Ave
Anaheim CA 9801
(714) 533-2278

Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

Content retrieved from: https://tinlanh.org/wp/muachay/.

Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán

Tết, còn được gọi là Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, hay Tết Cổ truyền, là lễ hội truyền thống lớn
nhất ở Việt Nam. Tết theo cách đọc âm Hán-Việt sẽ là chữ Tiết, chữ Nguyên theo chữ Hán có
nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai và từ Đán nghĩa là buổi sáng sớm và đọc đúng theo phiên âm sẽ là
Tiết Nguyên Đán. Tết âm lịch thường là từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai theo dương lịch.
Theo truyền thống Tết bắt đầu 7 ngày trước mồng một, và kết thúc 7 ngày sau mồng một.

Trước Tết, người Việt Nam chuẩn bị nhiều thứ cho ba ngày chính. Họ dọn dẹp nhà cửa và trang
trí bằng hoa như cây quất, hoa mai, hoa cúc hoặc hoa đào. Một lượng lớn thực phẩm sẽ được
mua trước Tết để làm các món ăn truyền thống. Bánh Chưng, Bánh Tét, Giò chả, Xôi và Mứt, …
và kẹo là những thức ăn cần phải có trong dịp Tết. Trong dịp Tết, người dân thăm nhà người
thân và chúc Tết. Tết đối với người Việt Nam là ngày hạnh phúc nhất trong năm, các thành viên
trong gia đình có dịp gặp lại nhau, đó là một việc có ý nghĩa của lễ hội Tết Nguyên đán. Ngoài
việc đoàn tụ, đây cũng là dịp nhớ đến tổ tiên, và bày tỏ lòng hiếu thảo, bằng những món quà và
chúc thọ ông bà, đi tảo mộ người đã khuất.

Quan niệm đầu xuôi đuôi lọt, người Việt nam tin rằng điều gì xãy ra vào những ngày đầu năm,
sẽ xãy ra trong suốt cả năm. Nếu đầu năm may mắn, cả năm sẽ may mắn. Từ đó nảy sinh phong
tục đi chùa, đền thờ để cầu nguyện cho sức khoẻ, sự giàu có, thành công, … Hái lộc đầu năm là
cầu mong nhiều tiền của trong năm mới. Phong tục kiêng kỵ cũng bắt đầu từ đây.
Chúc Tết và mừng tuổi là một nét đẹp của ngày tết. Cũng như chúc mừng sinh nhật, chúc mừng
những dịp lễ đặc biệt mà dân tộc nào cũng có. Tết xem như là sinh nhật của mọi người, vì ai
cũng chúc mừng nhau thêm một tuổi.

Ngày mồng một còn có tục xông đất. Người Việt Nam tin rằng khách thăm nhà đầu tiên trong
gia đình quyết định sự may mắn của họ cho cả năm, nên mọi người không bao giờ vào nhà bất
kỳ ai vào ngày đầu tiên mà không được mời trước. Một phong tục khác là cho tiền lì xì, được
đưa vào một phong bì màu đỏ như là một biểu tượng của may mắn và chúc cho một tuổi mới.
Theo truyền thống, những người lớn tuổi sẽ cho trẻ em và những người già nhất trong gia đình
tiền may mắn. Tuy nhiên, ngày nay mọi người có thể trao nó cho bất cứ ai bao gồm bạn bè, cha
mẹ, hàng xóm,… Nhìn chung, Tết là về nguồn gốc, tận hưởng thời gian quý báu, và mong muốn
điều tốt nhất sẽ đến. Tết là một truyền thống văn hóa tốt đẹp.

Tuy nhiên có một số hủ tục mà lần lần xã hội đã bỏ đi, để bước vào thời đại mới, văn minh tiến
bộ. Chẳng hạn tục cúng ông Công, ông Táo. Tục kiêng kỵ quét nhà, coi ngày (mồng 5, 14,23) …
Việc uống bia rượu là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong dịp tết năm 2022, tai
nạn giao thông cướp đi sinh mạng 121 người. Cũng như nạn cờ bạc, gây nên nợ nần. Làm cho
bao gia đình đau khổ.

Trong nhiều gia đình việc kiêng kỵ, thờ cúng, biếu xén cấp trên trở thành một gánh nặng. Tết
không còn là một ngày vui, mà trở thành nỗi lo sợ. Việc hiếu thảo, nhớ đến ông bà cha mẹ,
đang còn sống, hay đã khuất là điều tốt đẹp. Kinh thánh nhiều lần cũng dạy “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi”

Nhưng suy cho cùng chúng ta thờ lạy cúng kiến, tối đa là 5 đời, còn trên nữa thì bỏ
đi. Kinh thánh cho biết chính Ông Trời, là Đấng Tạo hóa đã dựng nên thỉ tổ loài người. Như vậy
tôn thờ Ông Trời là sự thờ lạy hợp lẽ nhất, vì Ngài là nguồn gốc của nhân loại. Ngài cũng muốn
chúng ta quay lại với Ngài trong mối liên hệ cha con gần gũi.

Ngày Tết ai cũng mong ước được phước. Kinh thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng ban phước
cho con cái của Ngài. Kinh thánh hứa “Phước cho người nào vui thích về lời của Đức Chúa Trời
và suy ngẫm lời Ngài. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sinh kết quả đúng thời đúng
tiết, mọi việc người làm đều sẽ thịnh vượng”

Nếu quý độc giả muốn được phước, được bình an, may mắn, thịnh vượng trong Năm Mới, hãy
tìm kiếm Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa. Hãy tìm đọc Kinh thánh là lời của Ngài. Hay tìm đến
nhà thờ Tin lành để tìm hiểu thêm.

Chúc quí vị một ngày Tết thật sự bình an, vui vẻ và phước hạnh nơi Cha thiên thượng.

MS Lê Phước Thuận

Loan Tin Mừng

Đêm thanh vắng, mọi người đang an giấc

Bên lửa hồng, mục tử thức canh bầy,

Tiếng thở dài như trút nỗi đắng cay,

Về cuộc sống tràn đầy bao nghiệt ngã.

Ai hiểu được tấm lòng đau khôn tả?

Ai khả năng, giải tỏa mọi nguồn cơn?

Ai ủi an, xoa dịu lắm tủi hờn?

Ai nâng đở tấm lòng đang tuyệt vọng?

Trong thinh lặng, cả bầu trời vang động,

“Đừng sợ chi, Ta báo một Tin Lành,

Vì đêm nay, Đấng Cứu Thế giáng sanh,

Niềm vui lớn cho muôn dân trên đất.”1

Lời hứa trước, nay trở thành sự thật,

“Trinh nữ kia, chịu thai bởi Thánh Linh,

Em-ma-nu-ên, Con Thánh hạ sinh,

Là Thượng Đế sống giữa vòng nhân loại.”2

Là Đáp Án cho tâm hồn khắc khoải,

Mong sao cho vơi gánh nặng tâm linh,

Bấy lâu nay bị xiềng xích tội tình,

Bao công đức, thiện lành nào giải thoát.

Ngài kêu gọi, “Hỡi những ai đang khát,

Đến cùng Ta, uống Nước Sống thỏa thuê,3

Hỡi những ai, đang mang ách nặng nề,

Mang lấy ách của Ta, hồn an nghỉ.”4

Đấy Tin Lành, hãy tìm xem cho kỹ,

Các mục đồng gặp Đấng Christ vừa sinh,

Trong máng rơm, Ngài đang ngủ an bình,

Với Giô-sép, Ma-ri . . . như lời phán.

Các mục đồng, gặp Chúa, giờ thỏa mãn

Mừng rỡ trở về loan báo Tin Mừng,

Ca ngợi, tôn vinh Danh Chúa không ngưng,

Về mọi điều họ đã nghe và thấy.5

Đấy sứ mạng, cho mọi người cả thảy,

Tiếp nhận Tin Mừng, trải nghiệm cá nhân,

Đừng thỏa lòng để thụ hưởng . . . dừng chân,

Nhưng tiến bước, Tin Vui cần loan báo.

Lê Huyền Thơ Anh

Giáng Sinh 2022

1 Lu-ca 2:10; 2 Ma-thi-ơ 1:23; Ê-sai 7:14; 3 Ê-sai 55:1

4 Ma-thi-ơ 11:28-30; 5 Lu-ca 2:15-20

Cuộc đánh bom này đã dẫn tôi đến Đấng Christ

 

KIM PHUC PHAN THI| Ngày 20 Tháng 04 năm 2018

Các bạn đã từng nhìn thấy bức ảnh của tôi hàng ngàn lần rồi. Đây là bức ảnh có tác động lớn trên toàn thế giới – một bức ảnh quyết định cuộc đời tôi. Lúc đó tôi chín tuổi, đang cố gắng chạy trên con đường bốc lửa trước một người lính vô cảm, tay tôi dang ra, trần truồng, kêu thất thanh trong cơn đau đớn và hoảng sợ, bóng tối bao trùm vì một đám mây napalm nổi lên ở đằng xa.

Người dân của tôi, miền Nam Việt Nam, đã bị đánh bom trên các tuyến đường buôn bán. Tất nhiên tôi không phải là mục tiêu bị nhắm tới. Tôi chỉ đơn giản là ở sai nơi và sai thời điểm.

Vụ đánh bom đó đã làm tôi đau đớn vô cùng. Thậm chí đến bây giờ, gần 40 năm sau, tôi vẫn đang điều trị những vết bỏng ở khắp cánh tay, lưng, và ở cổ. Nỗi đau cả về cảm xúc và tinh thần thậm chí còn khó chịu đựng hơn.

Tuy nhiên, khi nhìn lại năm thập kỉ qua, tôi nhận ra chính quả bom mang đến quá nhiều nỗi đau thì cũng nhận được sự chữa lành tuyệt vời bấy nhiêu. Chính cuộc nổ bom đó đã dẫn tôi đến với Đấng Christ.

Ngọn Núi của Sự Hận Thù

Lúc tôi còn là một đứa bé, tôi lớn lên trong đạo Cao Đài (phát âm cow-die). Ông bà tôi là người lãnh đạo quan trọng trong đạo, và họ tận hưởng sự tôn trọng từ toàn cộng đồng của chúng tôi. Theo chân họ, là cha mẹ tôi, họ lớn lên không hề biết đạo gì khác ngoài đạo Cao Đài, cũng sốt sắng về niềm tin của họ, tất cả anh chị em của tôi cũng vậy.

Đạo Cao Đài là đạo phổ biến trong tự nhiên. Theo như sự mô tả trong trang CaoDai.org, thì đạo này công nhận tất cả các tôn giáo đều có “chung một nguồn gốc thần thánh, đó là Đức Chúa Trời, hoặc thần Allah, hoặc thần Tao, hoặc Vô Thần,” hay hầu như bất kì thần thánh nào mà các bạn có thể tưởng tượng ra. “Bạn chính là chúa và chúa chính là bạn” – câu phương châm này đã ăn sâu vào chúng tôi. Chúng tôi là những người có cơ hội thờ phượng bình đẳng, cho mỗi thần một lượt.

Nhìn lại, tôi nhận thấy tôn giáo của gia đình tôi giống như một thứ vòng đeo tay đẹp đẽ trên cổ tay tôi vậy, mỗi một món trang sức lủng lẳng còn đại diện cho một khả năng khác nhau của sự trợ giúp thần thánh. Khi nan đề xảy đến – dường như nó xảy ra hàng ngày – tôi được khuyến khích chà vào những vòng đeo đẹp đẽ đó với hi vọng là sự trợ giúp sẽ tới.

Trong nhiều năm, tôi cầu nguyện với các thần của đạo Cao Đài cho sự chữa lành và bình an. Nhưng khi các lời cầu nguyện đều không được trả lời, thì rõ ràng là các thần không hề tồn tại hoặc họ không quan tâm để giúp đỡ chúng tôi.

Và vì thế mà tôi cứ tiếp tục chịu đựng sự đè nén nặng nề của sự giận dữ, cay đắng, và oán hận đến những người đã gây ra nỗi đau cho tôi – ngọn lửa thiêu rụi thấm vào khắp cơ thể tôi; như thể tắm trong cơn bỏng rát; da khô và bị ngứa; không thể thoát mồ hôi được, khiến da thịt tôi trở thành cái lò nướng trong cái nóng ngột ngạt ở Việt Nam. Tôi ao ước nhận được sự trợ giúp mà sẽ chẳng bao giờ đến. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoàn cảnh bên ngoài cuối cùng đe dọa vượt trên tôi – thì tâm trí, thân thể, và tâm hồn – nỗi đau đớn nhất mà tôi đã trải qua trong suốt giai đoạn của cuộc sống tồn tại trong trái tim tôi.

Tôi đã ở một mình như vậy. Tôi không thể quay sang tìm một người bạn, vì không ai muốn làm bạn với tôi. Tôi bị nhiễm độc, và ai cũng biết điều đó. Đến gần tôi như đến gần với sự khó khăn vậy. Những người khôn ngoan thì tránh xa tôi. Tôi cô đơn, trên đỉnh của ngọn núi hận thù. Tại sao tôi lại mặc lấy những vết sẹo xấu xí này?

Khi lớn lên tôi nghe được câu tục ngữ như vầy “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.” Đó chính là tôi: một cái cây bị gió quất. Và tôi sợ rằng tôi sẽ chẳng bao giờ đứng thẳng được nữa.

Vào năm 1982, tôi nép mình trong trung tâm thư viện ở Sài Gòn, lôi ra từng quyển sách tôn giáo Việt Nam ra khỏi giá sách. Ngăn sách trước mặt tôi bao gồm sách Baha, sách Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, và cả sách Cao Đài nữa. Trong đó cũng bao gồm cả bản sao của sách Tân Ước nữa. Tôi đọc qua vài quyển sách trước khi kéo quyển Tân Ước về phía mình. Một tiếng sau đó, tôi chọn dần đến quyển Phúc Âm, và có ít nhất hai chủ đề được làm rõ.

Đầu tiên, mặc dù tất cả những gì tôi học được qua đạo Cao Đài – rằng có rất nhiều vị thần, rằng có rất nhiều cách để trở nên thánh thiện, rằng gánh nặng “thành công” trong tôn giáo nằm trên đôi vai tôi – Chúa Giê-xu chính là Con Đường, Chân Lý và Nguồn Sống (Giăng 14:6). Trong cả chức vụ của Ngài, dường như chỉ nhắm thẳng vào một lời công bố: “Ta là con đường dẫn đến với Đức Chúa Cha; chẳng có con đường nào khác ngoài Ta.” Thứ hai Chúa Giê-xu đã cam chịu để bảo vệ sự công bố của Ngài. Ngài đã bị nhạo báng, bị tra tấn, và bị giết. Tại sao Ngài phải chịu đựng những điều này, tôi thắc mắc, nếu như Ngài thực sự không phải là, thực tế, là Chúa?

Tôi chưa bao giờ khám phá ra khía cạnh này của Chúa Giê-xu – một người bị tổn thương, một người bị những vết sẹo. Tôi lật qua thông tin mới này trong tâm trí mình như một viên ngọc trong tay mình vậy, lấy lại ánh sáng bủa vây từ mọi phía. Càng đọc, tôi càng tin rằng Ngài thực sự giống như Ngài phán, Ngài thực sự làm những gì mà Ngài nói Ngài sẽ làm, và – điều quan trọng nhất đối với tôi – Ngài đã thực sự làm tất cả những gì mà Ngài hứa trong Lời Ngài.

Có lẽ Ngài có thể giúp tôi hiểu được nổi đau của mình và cuối cùng tôi cũng phải đối mặt với những vết sẹo của mình.

Cuối Cùng Là Sự Bình An

Trải nghiệm về sự cứu rỗi của tôi xảy đến, trùng hợp, vào đêm Giáng Sinh. Đó là vào năm 1982, và khi tôi đang tham gia trong một buổi thờ phượng đặc biệt tại một nhà thờ nhỏ ở Sài Gòn.

Mục sư nói về lễ Giáng Sinh không chỉ là những món quà mà chúng ta tặng cho nhau, mà còn nhiều hơn thế là một món quà đặc biệt nhất: món quà của Chúa Giê-xu. Khi tôi nghe được thông điệp này, tôi biết có điều gì đó thay đổi trong con người tôi.

Tôi khao khát có một sự bình an. Tôi sẵn sàng cho tình yêu thương và sự vui mừng. Tôi có quá nhiều sự thù hận trong lòng – quá nhiều sự thù oán. Tôi muốn buông bỏ tất cả nỗi đau của mình. Tôi muốn theo đuổi cuộc sống thay vì cứ giữ trí tưởng tượng chạy theo cái chết. Tôi muốn Chúa Giê-xu này.

Vì vậy khi mục sư kết thúc bài giảng, tôi đứng lên, tiến về phía giảng đường, và một cách tôn nghiêm để nói vâng với Chúa Giê-xu.

Và tại đó, trong ngôi nhà thờ nhỏ ở Việt Nam, chỉ cách mấy cây số từ con đường nơi hành trình của tôi bắt đầu ở giữa sự hỗn loạn của chiến tranh – vào một đêm trước khi cả thế giới kỉ niệm ngày ra đời của Đấng Mê-si – tôi đã mời Chúa ngự trị trong lòng mình.

Khi tôi thức dậy vào buổi sáng Giáng Sinh đó, tôi kinh nghiệm được một sự chữa lành chỉ có thể đến từ Chúa. Cuối cùng tôi đã được bình an.

Gần nửa thập kỉ trôi qua từ khi tôi thấy mình đang chạy trốn – hoảng loạn, trần truồng, và đau đớn – trên con đường ở Việt Nam. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày kinh hoàng đó – quả bom, ngọn lửa, tiếng la hét, nỗi sợ hãi. Tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng thử thách và sự đau khổ theo sau đó. Nhưng khi tôi nghĩ về cách mà tôi có thể tiến xa hơn – sự tự do và sự bình an đến từ đức tin nơi Chúa Giê-xu – tôi nhận ra không có gì tuyệt vời hơn và đầy quyền năng hơn tình yêu của Đấng Cứu Rỗi ban phước cho chúng ta.

Đức tin của tôi trong Chúa Giê-xu đã giúp tôi tha thứ cho những người đã gây ra sự tổn thương và vết sẹo cho tôi. Đức tin cũng giúp tôi cầu nguyện cho kẻ thù của mình thay vì nguyền rủa họ. Và chính đức tin đó giúp tôi không chỉ dừng lại ở sự tha thứ và còn thực sự yêu thương họ nữa.

Tôi sẽ mãi mãi chịu đựng những vết sẹo của ngày hôm đó, và bức ảnh đó sẽ luôn phụng sự như một lời nhắc nhở về cái ác không thể nói thành lời mà nhân loại có thể thốt lên được. Bức ảnh đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Cuối cùng, bức ảnh đó cho tôi một nhiệm vụ, một chức vụ, một duyên cớ.

Hôm nay, tôi tạ ơn Chúa vì bức hình đó. Hôm nay, tôi cảm ơn Chúa về mọi điều – kể cả về con đường đó. Đặc biệt là con đường đó.

Kim Phuc Phan Thi là tác giả của quyển Con Đường Cháy (Fire Road): Hành Trình của Cô Bé Napalm qua Cuộc Tàn Khốc của Chiến Tranh tới Đức Tin (The Napalm Girl’s Journey through the Horrors of War to Faith), Sự Tha Thứ (Forgiveness), và Hòa bình ( Peace (Tyndale)). Bà là người sáng lập tổ chức Tổ Chức Quốc Tê Kim ở Ontario, Canada, và là đại sự Thiện Chí UNESCO.

 

Dịch: Chớp Êban

Nguồn: christianitytoday.com

Bình Luận:

 

#wpdevar_comment_2 span,#wpdevar_comment_2 iframe{width:100% !important;} #wpdevar_comment_2 iframe{max-height: 100% !important;}

 

 

Content retrieved from: https://hoithanh.com/43362/cuoc-danh-bom-nay-da-dan-toi-den-voi-dang-christ.html.

Follow Me Ministry

By Sylvia Phuong Ecklund

What we provide:

Evangelism Class Training

Evangelism in class training involves

Evangelism In Action Training

Actively share the gospel of Jesus Christ together with the trainer.

Preparing the New Believer for a life with Christ

Learning how to connect the new believer with contact, tools for their new life and with a dynamic Bible based fellowship that deciples believers

Personal and spiritual preparation for Evangelism

Every believer needs to understand their uniqueness and Identity in Christ.  They need to learn how to be empowered and led by the Holy Spirit, before they are ready to evangelize.  The art of evangelism is the work of the Holy Spirit and the one sharing Christ is just the faithful servant. 

www.followmeministry.com

Niềm Vui Giáng Sinh

Mục sư Ngô Việt Tân

Sống giữa thế giới đầy bất an, áp lực kinh tế, và mối đe dọa của khủng bố, con người luôn muốn tìm đến sự bình an và niềm vui cho tâm hồn. Con người luôn phải đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống như:
1) Căng thẳng về tài chánh (financial stress),
2) Căng thẳng về nghề nghiệp (vocational stress),
3) Căng thẳng về cảm xúc (emotional stress),
4) Căng thẳng về mối quan hệ (relational stress), và
5) Căng thẳng về tâm linh (spiritual stress).

Các nhà Tâm lý học phân ra hai loại căng thẳng mà con người phải trải nghiệm mỗi ngày trong cuộc sống như:

1) Những căng thẳng chính của cuộc sống (major life stressors).
• Ly dị (divorce)
• Sự chết của một người trong gia đình (death of family member)
• Bệnh kéo dài (prolonged illness)
• Sự nghèo khổ (poverty)
• Không vui vẻ tại công sở (unhappiness in the workplace).

2) Những căng thẳng hằng ngày (daily life stressors).
• Lưu thông xe cộ bị kẹt (traffic jams)
• Trả tiền các hóa đơn (paying bills)
• Tiến ồn ào (noise)
• Sự mất ngủ (sleep disturbance)
• Sự cô đơn, cô lập (isolation)
• Sự đói kém (hunger)
• Sự nguy hiểm (danger).

Sống giữa những áp lực và căng thẳng của đời sống, Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm niềm vui và bình an cho tâm hồn mình mỗi ngày? Ai là Đấng phù hộ và che chở đời sống của mỗi chúng ta và gia đình của chúng ta? Thi sĩ Tường Lưu chia sẻ qua câu thơ trong Tâm Linh Thi Tập:

Vui mừng là… phước trên trời Không vui là một thiệt thòi… lớn lao! Có người nào muốn buồn sao? Nhưng vui không phải lúc nào cũng vui! Mà buồn thì…khắp mọi người Trần gian bể khổ là lời… nhập tâm…
Chúa cho ta có nụ cười Chúa cho ta có niềm vui không tàn Ta buồn, ta giận, ta than Tự ta làm khổ cái thân đã nhiều Đường đời đi bước tó xiêu Tinh thần chán nản là điêù… tất nhiên.
Hãy làm vững lại đức tin chuyện gì xảy đến cho mình, chẳng sao! Chúa từng biến đổi thương đau Thành muôn tiếng hát cất cao giữa đời! Vui là quà tặng của Trời Vui là ý Chúa cho người… biết vui.

Niềm vui, niềm hạnh phúc, và sự vui sướng trong tâm hồn là nhu cầu thầm kín nhất và thiết yếu nhất cho mỗi con người của chúng ta. Có giây phút nào trong cuộc đời, bạn đầu tư thời gian để tìm hiểu chính cảm xúc của mình? Cảm xúc đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày của mình?

1) Cảm xúc hướng dẫn bạn như la bàn (compass)
2) Cảm xúc kết nối bạn với những người khác.
3) Cảm xúc kiến tạo điểm khác biệt giữa bạn và những người khác.
4) Cảm xúc giúp bạn nhận biết điều gì bạn cảm nhận và bạn cũng biết điêù mà những người khác đang cảm nhận.
5) Cảm xúc báo động các nan đề trong bạn cần giải quyết hay chăm sóc. Điêù không vui hay tổn thương trong tâm hồn bạn nhắc nhở bạn chú tâm về nhu cầu chăm sóc và tìm kiếm tư liệu về thể xác, tinh thần và tâm linh.
6) Quản chế cảm xúc của bạn giúp bạn kiên nhẫn với chính mình và những người khác.

Mỗi con người đêù trải nghiệm những cảm xúc trong tâm hồn như: niềm vui (joy), niềm hạnh phúc (happiness), nỗi sợ hãi (fear), nỗi đau khổ (pain), sự nóng giận (anger), lòng ganh tị (jealousy), nỗi buồn phiền (sad).

Niềm vui và hạnh phúc là sự lựa chọn cũng như thái độ sống của chính bạn. William James nói rằng: “Đời sống không thể cho tôi niềm vui và bình an; Nó tuỳ thuộc vào tôi mong muốn nó. Đời sống chỉ cho tôi thời gian và không gian; Nó tuỳ thuộc vào tôi để lấp đầy khoảng trống đó. Cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của tôi là tận dụng nó cho vài điều gì sẽ tồn tại”.

Nếu bạn muốn kiến tạo một hôn nhân hạnh phúc, vui vẻ và hài hòa, Ed Hindson, tác giả của quyển sách “Trusting God When Times Are Tough – Tin Cậy Chúa Trong Thời Nguy Khốn” khuyên bạn hãy thực hành những điêù như sau:

1) Hãy thành thật với nhau (Be honest with each other)
2) Hãy công bằng với nhau (Be fair with each other)
3) Hãy vững lòng với nhau (Be firm with each other)
4) Hãy dành thời gian cho nhau (Make time for each other)
5) Hãy trò chuyện cùng nhau (Talk to each other)
6) Hãy yêu nhau (Love each other)
7) Hãy tha thứ nhau (Forgive each other).

Trong tài liệu “Những Thói Quen của Hạnh Phúc – The Habits of Happiness” do Mục sư Rick Warren biên soạn. Một loạt bài học tập này giúp bạn luyện tập kiến tạo một tấm lòng vui vẽ và thỏa lòng qua các bài học thảo luận như:

• Phát huy những thói quen biến đổi của lòng biết ơn, lòng tha thứ, lòng khiêm nhường, và sự thỏa lòng (Cultivate the transformational habits of gratitude, forgiveness, humility, and contentment).
• Giải toả sự căng thẳng và sự xung đột qua sự tập trung vào mục đích của Thiên Chúa (Relieve stress and conflict by staying focused on your God-given purpose).
• Không so sánh chính mình với những người khác (Stop comparing yourself to others).
• Giải tỏa niềm đau đớn của các sự đau khổ trong quá khứ (Release the pain of your past hurts).
• Hãy tăng trưởng sâu nhiệm trong mối liên hệ của bạn với Chúa Cứu Thế Giê-su (Grow deeper in your relationship with Jesus).

Sáu bài học của tài liệu “Những Thói Quen của Hạnh Phúc – The Habits of Happiness” do Mục sư Rick Warren biên soạn bao gồm:

1. Tăng trưởng các mối liên hệ lành mạnh (Growing Healthy Relationships)
2. Làm thế nào để được hạnh phúc (How to Be Happy No Matter What).
3. Con đường khiêm nhường dẫn đến niềm hạnh phúc (The Humble Path to Happiness).
4. Làm thế nào để giữ con tim hạnh phúc (How to Keep Your Heart Happy).
5. Làm thế nào để giữ vững từ áp lực căng thẳng (How to Keep From Stressing Out).
6. Năm thói quen mỗi ngày cho ni27m hạnh phúc (Five Daily Habits for Happiness).

Công việc làm và sự thành công có thể mua được niềm vui và niềm hạnh phúc? Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm được niềm vui cho tâm hồn của mình giữa thế giới đầy biến động?

Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe Nhà triệu phú Jay Gould chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ tôi là người đau khổ nhất trên quả đất này”.

Lord Beaconsfield đã tận hưởng địa vị và danh vọng của đời cũng tâm sự rằng: “Tuổi thiếu niên là một sai lầm, tuổi trung niên là một sự vật lộn, tuổi già là một sự hối tiếc – Youth is a mistake; manhood a struggle; old age a regret.”
Alexander the Great đã từng đi chinh phục thế giới trong thời kỳ của ông, nhưng ông đã than khóc và chia sẻ: “Không còn thế giới nào nữa để đi chinh phục – There are no more worlds to conquer.”

Thế thì, con người sẽ tìm kiếm niềm vui cho tâm hồn ở nơi nào? Ai là Đấng có thể ban niềm vui thỏa cho con người? R. A. Torrey nói rằng “Có niềm vui nhiều hơn khi ở trong Chúa Giê-su trong 24 giờ còn hơn là ở trong thế giới 365 ngày. Tôi đã trải nghiệm cả hai – There is more joy in Jesus in 24 hours than there is in the world in 365 days. I have tried them both.”

Vua Đa-vít chia sẻ rằng khi bạn cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng cũng như lo lắng trong tâm hồn, thì “Hãy hy vọng nơi Đức Chúa Trời… Ngài là Đấng cứu rỗi và Đức Chúa Trời hằng giúp đỡ ta” (Thánh thi 42:5).

Vua Đa-vít khuyên bảo bạn khi phạm tội hay làm điêù ác trước mặt Ngài, “Đức Chúa Trời ôi, xin tạo nên trong tôi một thấm lòng trong sạch và làm mới lại trong tôi một tâm linh chân chính” (Thánh thi 51:4,10).

Vua Đa-vít nói rằng khi bạn đối diện với nỗi sợ hãi và kinh khiếp trước áp bức hay hãm hại của kẻ thù, “Hãy trao gánh nặng mình cho Chúa, chính Ngài sẽ nâng đỡ ngươi, Ngài sẽ không bao giờ để người công chính bị rung động” (Thánh thi 55:3,5,22).

Vua Đa-vít cũng chia sẻ bí quyết để nhận lãnh niềm vui cho tâm hồn là khi nào bạn sống đạo như người công chính, người biết kính sợ Chúa bởi vì “… Họ sẽ vô cùng vui mừng” (Thánh thi 68:3). Bạn sẽ được Chúa ban niềm vui và ơn phước khi bạn không “giữ điêù ác trong lòng” (Thánh thi 66:18) cũng như lời Kinh Thánh dạy “Ai che giấu sự vi phạm mình sẽ không được thịnh vượng, nhưng người nào xưng ra và từ bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm ngôm 28:13).

Vua Sa-lô-môn chia sẻ triết lý cho đời sống vui thỏa qua các câu Kinh Thánh như:
1) “Lòng dạ ta sẽ mừng rỡ khi môi miệng con nói lời ngay thẳng” (Châm ngôn 23:16).
2) “…hãy khôn ngoan và làm cho lòng ta vui vẻ” (Châm ngôn 27:11).
3) “Có kỳ than khóc, có kỳ vui cười; Có kỳ tan chế, có kỳ ca múa” (Giáo huấn 3:4).
4) Khi Đức Chúa Trời ban phước cho người nào thì “lòng được an vui” (Giáo huấn 5:20).
5) “Thật vậy, nếu Đức Chúa Trời không ban cho, ai có thể ăn uống, sống an vui trên đời? Vì Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, tri thức, và niềm vui cho người nào đẹp lòng Ngài” (Giáo huấn 2:25,26).

Tiền bạc có kiến tạo cho bạn niềm vui trong tâm hồn? Các Nhà nghiên cứu đã khám phá không có mối quan hệ giữa mức độ kiếm tiền (income levels) và niềm hạnh phúc. Từ năm 1957 đến năm 1990, mức độ thu nhập của người dân Mỹ tăng gấp đôi, nhưng mức độ hạnh phúc lại không tăng lên. Thật ra, bản tường trình về tỉ lệ bệnh trầm cảm cho biết đã tăng lên gấp 10 lần. Hiện tượng của vấn nạn ly dị, tự vẫn, nghiện rượu và ma túy cũng tăng cách đáng kể theo nguồn tin từ The Power of Full Engagement, Jim Loehr.
Có khi nào bạn hỏi, tiền bạc có thể mua được gì cho bạn? Tiền bạc đem đến điêù gì cho tâm hồn bạn? Có người suy luận về tiền bạc rằng:

Tiền bạc có thể mua được nhà Nhưng không mua được tổ ấm
Tiền bạc có thể mua được gường Nhưng không mua được giấc ngủ
Tiền bạc có thể mua được đồng hồ Nhưng không mua được thời gian
Tiền bạc có thể mua được sách Nhưng không mua được tri thức
Tiền bạc có thể mua được địa vị Nhưng không mua được sự nể trọng
Tiền bạc có thể trả tiền thầy thuốc Nhưng không mua được sức khỏe
Tiền bạc có thể mua được máu Nhưng không mua được sự sống
Tiền bạc có thể mua được “tiên” Nhưng không mua được tình yêu.

Những người giàu có quan niệm về thành công như thế nào? Nhà triệu phú John Jacob Astor nói rằng “Tôi là người đàn ông khốn khổ nhất trên quả đất – I am the most miserable man on earth.”

John D. Rockefeller, Nhà sang lập công ty dầu hỏa Standard Oil Company tâm sự rằng: “Tôi đã kiếm được hàng triệu dollars, nhưng nó không mang lại cho tôi niềm hạnh phúc – I have made many millions, but they have brought me no happiness.”

W.H. Vanderbilt chia sẻ “Bảo quản 200 triệu đô la là đủ tiêu diệt bất cứ ai. Nó không có sự thoải mái trong nó – The care of $200 million is enough to kill anyone. There is no pleasure in it.”

Andrew Carnegie nói “Các nhà triệu phú hiếm thấy mỉm cười – Millionaires seldom smile.”
Henry Ford nói “Tôi vui vẻ hơn khi tôi làm công việc của người thợ máy – I was happier when I was doing a mechanics job.”

Qua lời báo tin của thiên sứ “Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.” (Lu-ca 2:10), Thi sĩ Tường Lưu đồng thanh đồng tình với “Tin Mừng Lớn Cho Muôn Dân”:

Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Vì đêm nay… thiên sứ báo Tin Lành
Vì đêm nay… Chúa giáng xuống trần gian
Hãy long trọng tiếp đón Ngài, Cứu Chúa!
Hát lên đi, cả đất trời mừng rỡ
Vùng trời đông, sao chói rạng Bê-lem
Nửa đêm khuya, trong chuồng thú, thấp hèn
Chúa giáng thế, đem Tình Trời xuống thế.

Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Kể từ nay… thế giới, Chúa trị vì
Kể từ nay… nước mắt sẽ khô đi
Và quyền lực Sa-tan không còn nữa.
Hát lên đi, núi đồi xanh, cây cỏ
Cả thiên nhiên đứng dậy hát tôn vinh
Lời Thánh Ca vang dội khắp nhân sinh
Sự sống mới tràn trề ơn Thánh Ðế.

Hỡi thế giới, hãy hoan ca vui vẻ
Tưng bừng như… ngày hội lớn rộn ràng
Dồn dập như… tiếng trống thúc quân hành
Ta tiếp đón Chúa ra đời đêm thánh.
Hát lên đi, cho tan sương tuyết lạnh
Cho nụ cười nở đẹp lại trên môi
Cho tương lai hy vọng lại sáng ngời
Chúa giáng thế, mọi sự đều nên mới!

Tường Lưu
Tâm Linh Thi Tập

Thánh Kinh đã ghi chép khoảng 650 lần các từ ngữ như “Niềm vui (joy), vui mừng (rejoice), vui sướng (glad), niềm hân hoan (gladness), vui thích (delight).

Thiên Chúa luôn mong muốn mỗi con người sống vui, sống khỏe, và sống bình an; bởi Ngài đã tạo dựng con người giống như ảnh tượng của Ngài và ban cho con người sự sống sung mãn trong tình yêu thương, ân điển dư dật của Ngài.
Thiên Chúa đã tạo dựng thân thể con người một cách kỳ diệu. Ngài kiến tạo cơ thể con người có 5 hệ thống để thanh lọc, gạn lọc các độc tố trong thức ăn, chất dinh dưỡng, và nước.

1) Gan để lọc hoá chất (liver is your chemical filter).
2) Thận để lọc các chất thể lỏng (kidney is your fluid filters).
3) Phổi để lọc không khí (lung is your air filters).
4) Lá lách để lọc máu (spleen is your blood cell filter).
5) Hệ bạch huyết lọc để lọc tế bào, nội bào (lymphatic is your intercellular filter).

Thiên Chúa còn tạo dựng linh hồn (soul) của con người để thanh lọc, và chọn lọc những bông trái Thánh Linh như:
“Nhưng trái của Thánh Linh là: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điêù đó” (Ga-la-ti 5:22).

Điều Gì Đã Cướp Mất Niềm Vui Của Con Người?

Kinh Thánh cho biết Khi con người phạm tội cùng Chúa. “Vì mọi người điêù đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời” Rô-ma 3:23.

1) Con người phạm tội trong TÂM TRÍ (Sins of the mind)
2) Con người phạm tội trong CẢM XÚC (Sinful emotions)
3) Con người phạm tội trong LỜI NÓI (Sins of the mouth)
4) Con người phạm tội trong CƯ XỬ (Sins of behavior)

Niềm vui là món quà của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Đây là niềm vui mà thiên sứ đã loan tin cho các gã chăn chiên ngoài đồng, “Thiên sứ bảo: “Đừng sợ! Vì này tôi báo cho các anh một Tin Mừng, một niềm vui lớn cũng là Tin Mừng cho mọi người” (Lu-ca 2:9,10). Chính Chúa Cứu Thế Giê-su là niềm vui cho tất cả nhân loại. Thánh Kinh ghi rằng: “Bổng nhiên, một đạo thiên binh xuất hiện cùng với thiên sứ ấy, ca ngợi Đức Chúa Trời: “Vinh Danh Thượng Đế trên trời. Bình an dưới đất cho người Ngài thương” (Lu-ca 2:13,14). Thi sĩ Tường Lưu tuyệt tác lời thơ mô tả niềm vui khôn tả và niềm bình an sâu thẩm tận tâm hồn,

Khi thiên sứ loan truyền đêm lịch sử Là đêm vui cho tất cả loài người Đêm Con Trời đã giáng thế cứu đời Ngài ban sự bình an cho nhân loại.
Sự bình an là Tin Lành cứu rỗi Tin nhận Ngài sẽ có sự bình an dầu bên ngoài hỗn loạn, dầu chiến tranh Người tin nhận có bình an tuyệt đối.

Niềm vui là một trong những đặc tính của bông trái Thánh Linh hiện hữu trong tâm hồn của người tin theo Chúa Giê-su. Kinh Thánh chép rằng “Nhưng trái của Thánh Linh là: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điêù đó” (Ga-la-ti 5:22).

Mục Sư Ngô Việt Tân

Giáng sinh: Một sự kiện, bốn câu chuyện

Khi nói về câu chuyện Giáng sinh, chúng ta sẽ mường tượng về một gia đình thánh, lúc nửa đêm, nơi chuồng chiên máng cỏ, thiên sứ cùng những bài hát mừng, người chăn chiên, ba vua và một thị trấn nhỏ yên tĩnh Bết-lê-hem.

Nhưng đáng chú ý là bốn sách Tin Lành Tân Ước kể câu chuyện Giáng sinh của Chúa Jesus theo bốn cách rất khác nhau, nhưng không hề mâu thuẫn với nhau.

Mỗi sách Tin Lành tập trung truyền đạt cách nhìn của họ về Chúa Jesus, qua đó mạnh mẽ công bố thông điệp độc đáo của mỗi người đến với chúng ta.

Tin Lành Mác

Tin Lành Mác có thể là sách đầu tiên được viết trong 4 sách Tin Lành, và mặc dù được Mác viết, nhưng theo truyền thống của Hội Thánh đầu tiên, sách này đại diện cho lời rao giảng và sứ điệp của Sứ đồ Phi-e-rơ.

Phúc âm Mác không ghi lại gì về sự ra đời của Chúa Jesus. Mác bắt đầu câu chuyện về Chúa Jesus bằng lời kêu gọi của Giăng Báp-típ ở nơi đồng vắng. Lần đầu tiên Chúa Jesus xuất hiện trong sách này này là khi Ngài đến chịu Báp-têm bởi Giăng.

“Câu chuyện thiếu sót” này phục vụ mục đích duy nhất của Phúc âm Mác: dành cho người Rô-ma trong thời đại ông, nhấn mạnh thông điệp ẩn giấu về công việc âm thầm của Chúa Jesus là Cứu Chúa. Việc bỏ qua những chi tiết về sự ra đời của Chúa Jesus giúp độc giả hiểu rằng việc Chúa Jesus sinh ra hoặc đến từ gia đình nào không quan trọng, mà công việc phục vụ, hy sinh của Ngài mới là điều định nghĩa Ngài.

Xã hội Rô-ma trong Thế kỷ I bị chia rẽ sâu sắc thành các tầng lớp xã hội, danh dự và địa vị, thì bức tranh tinh tế về công việc ẩn giấu và trọn vẹn của Đấng nắm mọi thẩm quyền cho thấy Chúa Jesus định nghĩa sứ mệnh và chức vụ của Ngài bằng cách phục vụ người khác.

Tin Lành Ma-thi-ơ

Trái ngược hoàn toàn với “câu chuyện thiếu sót” của Mác, Ma-thi-ơ bắt đầu bằng một gia phả công phu, với Chúa Jesus là hậu duệ của vua Đa-vít và Áp-ra-ham. Ma-thi-ơ cho thấy mối quan tâm đặc biệt của mình và định hướng độc giả theo Phúc âm của ông. Ông đang viết thư cho người Do Thái, tuyên bố rằng Chúa Jesus là Vua tốt hơn Đa-vít và là một lãnh đạo vĩ đại hơn Môi-se.

Câu chuyện Giáng sinh trong Ma-thi-ơ tập trung vào vai trò của Giô-sép – “là người có nghĩa” theo lời của Ma-thi-ơ. Giô-sép hoàn toàn trái ngược với Hê-rốt, kẻ thống trị bất công và độc ác. 

Ma-thi-ơ cũng tập trung minh chứng sự kiện Chúa Jesus Giáng sinh đã hoàn thành những lời tiên tri trong Cựu Ước, và sử dụng những lời tiên tri này để công bố Chúa Jesus là Vua, Đấng cai trị Israel, là Con Một của Đức Chúa Trời.

Ma-thi-ơ kể về các vị vua thông thái đến thờ phượng cùng lễ vật quý giá dâng lên Vua; hành động xấu xa của vua Hê-rốt; cuộc hành trình của gia đình thánh đến Ai Cập và trở về (đây là một phần không nhỏ để minh họa cách sống của Chúa Jesus phản ánh cuộc sống của người dân Y-sơ-ra-ên); và những thiên sứ hướng dẫn Giô-sép trong giấc chiêm bao. Ma-thi-ơ trình bày rõ ràng rằng sự ra đời của Chúa Jesus đã ứng nghiệm mọi lời tiên tri và niềm hy vọng trong Kinh Thánh Do Thái, Ngài là Vua dân Y-sơ-ra-ên, Đấng được trao mọi quyền phép trên Thiên đàng và dưới đất. Ngài là Emmanuel, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.

Tin Lành Lu-ca

Lu-ca là sách được viết theo trình tự: sự ra đời, chức vụ, cuộc đời, sự hy sinh và sự phục sinh của Chúa Jesus. Lu-ca được viết chủ yếu dành cho độc giả người ngoại, tập trung vào nhóm người bị bỏ rơi và bị lãng quên trong xã hội Địa Trung Hải thế kỷ thứ nhất. Do đó, Tin Lành Lu-ca có đầy đủ các tài liệu tham khảo về phụ nữ, trẻ em, người bệnh, người nghèo và những nhóm người bị từ chối như người Samari.

Những người bị bỏ rơi và từ chối cũng được quan tâm đặc biệt trong câu chuyện ra đời của Chúa Jesus. Câu chuyện Giáng sinh của Lu-ca là dài nhất trong bốn sách Tin Lành, đặc biệt tập trung vào vai trò của Đức Thánh Linh và những người phụ nữ. Ở đây ghi lại sự kiện thiên sứ đến với Ma-ri (không phải Giô-sép); cũng như sự kiện Ê-li-sa-bét và Ma-ri đều ca ngợi, chúc tụng Chúa. Lu-ca tập trung kể lại tình trạng bơ vơ không chốn ở của Giô-sép và Ma-ri ở Bết-lê-hem, sự chăm sóc đặc biệt dành cho Hài nhi Jesus, và việc chuồng chiên máng cỏ lại hóa ra chiếc nôi thánh như thế nào.

Để tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào người nghèo và người bị xã hội từ chối, các thiên sứ đã hiện ra với những mục đồng trong sách Lu-ca, chứ không phải những người thông thái giàu có và quyền lực được nhắc đến trong Ma-thi-ơ. Chính những người chăn chiên bình thường đã chứng kiến ​​sự kiện vinh quang này và trở thành những sứ giả đầu tiên của Chúa Hòa bình và Nhân lành cho nhân loại.

Câu chuyện Giáng sinh tuyệt đẹp trong Lu-ca đã khắc họa trọn vẹn sự kiện Nhập thể của Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus, sinh ra giữa những người nghèo và bị xã hội từ chối, mang lại bình an và hạnh phước cho nhân loại.

Tin Lành Giăng

Tin Lành Giăng là sách cuối cùng được viết, ghi lại sự ra đời của Chúa Jesus bằng ngôn ngữ thiêng liêng, thuộc linh. Sách này được viết bởi môn đồ đã trải nghiệm tình yêu tuyệt vời của Chúa Jesus, ông tự nhận mình là người được Chúa yêu. Giăng tường thuật về sự ra đời của Chúa Jesus như sách Sáng thế ký thứ hai vậy.

Đối với Giăng, Giáng sinh bắt đầu từ Thiên đàng: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài”. Sau đó, Giăng mô tả sự ra đời của Chúa Jesus bằng ngôn ngữ mạnh mẽ: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta”. Đây là bức thư viết cho dân ngoại thuộc Đế chế La Mã, giải thích rằng trong Chúa Jesus đã trở nên xác thịt và chọn sống giữa chúng ta, do đó tất cả chúng ta đều là nhân chứng cho vinh hiển Ngài, đầy ơn và lẽ thật.

Phúc âm Giăng tập trung vào những thuộc tính thiêng liêng của Chúa Jesus. Giăng không đề cập bất kỳ điều gì về Ma-ri, Giô-sép và tất cả những nhân vật mà Ma-thi-ơ và Lu-ca đã nhắc đến trong sự kiện Giáng sinh. 

Giăng tuyên bố rõ rằng Giáng sinh là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới. Chúa trở nên xác thịt và chiếu soi ánh sáng Ngài trong bóng tối, sự kiện phản chiếu lại một lần nữa công trình sáng tạo thiên đàng và thế giới.

Tóm tắt – Bốn sách Tin Lành

Bốn sách Tin Lành trong Tân Ước vẽ nên bốn bức tranh về sự kiện Chúa Jesus ra đời một cách độc đáo và tự do:

Ma-thi-ơ viết rằng Chúa Jesus là Vua dân Giu-đa, đáng được vâng phục và tôn thờ.

Lu-ca cho thấy Đấng Cứu Rỗi nhân lành mang lại ơn phước và giải thoát cho những người nghèo khổ, bị bỏ rơi và thiệt thòi.

Mác mô tả Chúa Jesus là Đấng hy sinh, phục vụ trong thầm lặng, Ngài không cần tham gia cuộc chiến giành quyền tối cao và địa vị.

Giăng bày tỏ Chúa Jesus là Đức Chúa Trời, là Ngôi Lời trở nên xác thịt, Ngài tỏa sáng trong bóng tối để mang đến một khởi đầu mới cho thế giới này.

Hãy tận dụng mùa Giáng Sinh này để khám phá lại những câu chuyện đầy năng quyền trong cách sách Tin Lành Tân Ước.

Và cùng đọc lại câu chuyện Giáng sinh trong Tân Ước:

Ma-thi-ơ 1: 1 – Ma-thi-ơ 2:23

Lu-ca 1: 1 – Lu-ca 2:40

Giăng 1: 1-14

Bài: Corné Bekker; dịch: Jennie

(nguồn: cbn.com – dịch bởi oneway.vn)