Người gieo giống

Người gieo giống

Vào năm 1921, một cặp vợ chồng giáo sỹ tên là David và Svea Flood cùng với đứa con trai hai tuổi của họ đi từ Thuỵ Điển đến một vùng đất nằm giữa Châu Phi, lúc đấy còn gọi là Congo thuộc Bỉ. Ở đó, họ gặp một cặp vợ chồng khác từ Bắc Âu tên là Erickson, và nhóm bốn người của họ tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời. Với sự khiêm nhường, kính Chúa và tấm lòng tận hiến, họ cảm thấy Chúa kêu gọi họ rời bỏ Trạm truyền giáo trung tâm để đưa Tin Lành đến một mảnh đất xa xôi.


Đây là một bước đi vĩ đại trong đức tin. Ở vùng quê có tên là N’dolera, họ bị người trưởng bản cự tuyệt, vì ông sợ rằng nếu để cho những người này vào thì những thần thánh địa phương sẽ bị gạt ra một bên. Hai cặp vợ chồng quyết định đi gần 1km lên sườn núi và xây những căn nhà nhỏ bằng bùn.


Họ cầu nguyện cho một bước ngoặt thuộc linh, nhưng điều đó không xảy ra. Người duy nhất từ cái làng đó tiếp xúc với họ là một cậu bé, người được phép bán gà và trứng cho họ hai lần một tuần. Svea Flood, một người phụ nữ nhỏ bé, chỉ cao có hơn 1,4 mét, quyết định là nếu đây là người địa phương duy nhất mà cô được nói chuyện cùng thì cô sẽ thử đưa người này đến với Chúa Giê-xu. Và cô đã thành công.
Nhưng chẳng có sự khích lệ nào khác. Trong khi đó, bệnh sốt rét lần lượt lây nhiễm cho từng người trong đội truyền giáo nhỏ này. Cuối cùng, gia đình Erickson không chịu được nữa, họ quay trở lại Trạm truyền giáo trung tâm. Chỉ còn David và Svea Flood là ở lại gần làng N’dolera.
Rồi Svea có bầu trong một bối cảnh khó khăn như vậy. Khi cô sinh con, người trưởng bản mềm lòng một chút và cho phép một nữ hộ sinh đến để giúp cô. Một bé gái đã ra đời và bố mẹ em đặt tên cho em là Aina.


Ca sinh nở đã vắt kiệt sức của Svea Flood, vốn đã yếu sau các cơn sốt rét. Thêm cú bồi của ca sinh này nữa, cô chỉ trụ thêm được 17 ngày.
Một cái gì đó vỡ vụn trong lòng David Flood vào thời điểm đó. Anh đào huyệt, chôn cất người vợ 27 tuổi của mình, rồi đưa những đứa trẻ xuống núi trở về Trạm truyền giáo. Đưa bé gái mới sinh cho gia đình Erickson, anh thở dài: “Tôi sẽ quay trở về Thuỵ Điển. Tôi đã mất người vợ, và tôi không thể chăm sóc được bé gái này. Đức Chúa Trời đã phá huỷ cuộc sống của tôi.” Sau đó, anh đi về phía cảng, từ bỏ không chỉ sự kêu gọi của chính mình, nhưng cả Đức Chúa Trời nữa.


Tám tháng sau, cả hai vợ chồng Erickson đều bị nhiễm một căn bệnh bí hiểm, và qua đời sau nhau vài ngày. Họ trao bé gái cho các giáo sỹ người Mỹ, những người gọi tên của bé theo cách của người Mỹ là “Aggie”. Khi bé được ba tuổi, họ đưa bé về Mỹ.
Gia đình mới rất yêu bé gái này, và họ e ngại rằng nếu họ cố quay trở lại Châu Phi thì một trở ngại pháp lý nào đó sẽ không cho phép họ tiếp tục nuôi dưỡng bé nữa. Vì vậy, họ quyết định ở lại Mỹ và tham gia trong mục vụ mục sư thay cho việc đi truyền giáo ở phương xa. Và như thế, bé gái lớn lên ở bang Nam Dakota (South Dakota). Khi trưởng thành, cô gái học ở trường Kinh Thánh North Central Bible College. Rồi cô gặp và lập gia đình với một chàng trai trẻ tên là Dewey Hurst.


Tháng năm trôi qua. Gia đình Aggie và Dewey Hurst gặt hái được nhiều kết quả trong mục vụ. Aggie sinh con gái đầu lòng, sau đó là một cậu con trai. Rồi người chồng của cô nhậm chức Chủ tịch một trường đại học Cơ đốc ở vùng Seattle, còn cô thì luôn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về nguồn gốc Bắc Âu của mình.


Một ngày, một tạp chí tôn giáo Thuỵ Điển lạc vào hòm thư của cô. Cô không biết ai gửi, và chẳng đọc được một từ nào trong đó. Nhưng khi cô lật giở những trang tạp chí, đột nhiên một bức ảnh khiến cô chú ý. Trong một khung cảnh hoang sơ có một ngôi mộ với một cây thánh giá màu trắng, trên đó có ghi dòng chứ SVEA FLOOD.


Aggie lên xe và lái tới trường đại học để gặp một giảng viên, người mà cô biết có thể dịch bài viết này. “Bài viết nói về điều gì vậy?” – cô hỏi.
Người giảng viên tóm tắt: Câu chuyện kể về những người giáo sỹ đến vùng N’dolera rất lâu về trước…một đứa bé da trắng được sinh ra…người mẹ qua đời…cậu bé Châu Phi được biết đến Chúa Cứu Thế…rồi sau đó, khi tất cả những người da trắng đã dời đi, cậu bé lớn lên và thuyết phục người trưởng bản cho phép cậu xây một ngôi trường trong làng. Bài viết nói rằng dần dần người thanh niên ấy đã đưa tất cả các học trò của mình đến với Chúa Cứu Thế…rồi các em lại đưa bố mẹ của mình đến với Chúa Cứu Thế…và cả người trưởng bản cuối cùng cũng trở thành người tin Chúa.

Ngày nay có 600 người tin Chúa ở ngôi làng đó… Tất cả bắt đầu từ sự hy sinh của David và Svea Flood.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày cưới, trường Đại học tặng một món quà cho Aggie và Dewey Hurst: một kỳ nghỉ ở Thuỵ Điển. Ở đó, Aggie tìm gặp người cha ruột của mình. Lúc đó ông đã già. David Flood đã đi bước nữa, có 4 người con với người vợ thứ 2, và chìm đắm trong cơn nghiện rượu. Gần đây, ông bị đột quỵ. Vẫn còn cay đắng, ông thiết lập một quy tắc trong gia đình: “Không bao giờ nhắc đến Đức Chúa Trời, vì Ngài đã lấy đi tất cả những gì tôi yêu quý.”

Sau cuộc gặp cảm động với các em cùng cha khác mẹ, Aggie nói với họ là mình muốn gặp bố. Họ do dự: “Chị có thể nói chuyện với bố, mặc dù ông ấy bây giờ rất yếu. Nhưng chị cần biết là mỗi khi ông ấy nghe danh của Đức Chúa Trời, ông ấy lại nổi khùng lên.”
Aggie không chùn bước. Cô bước vào căn hộ bẩn thỉu, đầy những chai rượu rỗng, đến gần ông cụ 73 tuổi đang nằm trên một cái giường ọp ẹp.

“Bố à” – cô nói nhỏ.
Ông quay lại và bắt đầu khóc. “Aina,” – ông nói – “Bố chẳng bao giờ muốn cho con đi.”
“Mọi việc đều ổn bố à,” cô trả lời, ôm ông một cách nhẹ nhàng. “Đức Chúa Trời đã chăm sóc con.”

Ông cụ đột ngột trở nên lạnh lùng. Nước mắt không tuôn rơi nữa.
“Đức Chúa Trời đã quên tất cả chúng ta rồi. Cuộc sống của chúng ta trở nên tồi tệ như thế này là bởi Ngài.” Ông quay mặt vào tường. Aggie khẽ vuốt mặt bố, vẫn tiếp tục, không nản lòng.

“Bố à, con có một câu chuyện ngắn muốn kể với bố, và nó là câu chuyện thật. Bố không đến Châu Phi một cách vô ích. Mẹ không chết một cách vô ích. Cậu bé mà bố mẹ đưa đến với Chúa đã trưởng thành và đã đưa cả làng đó đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hạt giống nhỏ mà bố mẹ trồng đã lớn và tiếp tục lớn. Bây giờ có 600 người Châu Phi đang phục vụ Chúa ở đó, bởi vì bố mẹ đã trung tín với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của bố mẹ…

“Bố à, Chúa Giê-xu yêu bố. Ngài không bao giờ căm ghét bố.”
Ông cụ ngoảnh mặt lại nhìn vào mắt con gái. Cơ thể của ông dần thoải mái. Ông bắt đầu nói chuyện. Và cuối buổi trưa hôm đó, ông quay trở lại với Đức Chúa Trời, là Đấng mà ông cảm thấy cay đắng suốt nhiều thập kỷ. Vài ngày sau đó, bố và con gái có nhiều thời gian ấm áp với nhau. Aggie và chồng sau đó phải quay trở về Mỹ, và vài tuần sau, David Flood đi về cõi vĩnh hằng.

Vài năm sau, Aggie và Dewey Hurst tham gia một hội nghị truyền giáo lớn ở thủ đô London của nước Anh, trong đó có một báo cáo từ đất nước Zaire (trước là Congo thuộc Bỉ). Người Tổng hội trưởng của Hội thánh ở đất nước đó với khoảng 110.000 tín đồ chia sẻ một cách trôi chảy về sự lan toả của Tin Lành trên đất nước ông. Aggie không thể không hỏi ông sau đó liệu ông có nghe về David và Svea Flood không.
“Có, thưa quý bà”, người đàn ông trả lời bằng tiếng Pháp, được dịch sang tiếng Anh. “Chính Svea Flood là người đưa tôi đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi chính là cậu bé mang thực phẩm đến đến cho bố mẹ cô trước khi cô ra đời. Thực ra, mộ của mẹ cô và những kỷ niệm về bà đều được tất cả chúng tôi quý trọng.” Rồi ông ôm cô bằng một cái ôm dài và cảm động. Ông nói tiếp: “Cô cần phải đến Châu Phi để nhìn tận mắt, vì mẹ cô là người nổi tiếng nhất trong lịch sử của chúng tôi.”

Đấy chính là điều mà Aggie Hurst và chồng cô đã làm. Họ được đám đông dân làng chào đón nồng nhiệt. Cô còn gặp người đàn ông mà bố cô thuê để đưa cô từ trên núi xuống trong cái nôi khiêm cái võng nhiều năm trước.

Giây phút hồi hộp nhất đó là khi người mục sư dẫn Aggie đi thăm mộ của mẹ với cây thánh giá màu trắng. Chỗ đấy cô đã quỳ xuống và dâng lên Chúa lời tạ ơn. Ngày hôm đó, ở Hội thánh, người mục sư đọc câu Kinh Thánh Giăng 12:24: “Thật vậy, Ta bảo các con: Hạt giống lúa mì gieo xuống đất không chết đi thì hạt giống vẫn hoàn hạt giống, còn nếu chết đi thì mới kết quả thêm nhiều!”, và đọc tiếp Thi Thiên 126:5: “Những người gieo giống trong nước mắt, Sẽ gặt hái trong hân hoan.”

(Trích dẫn từ sách Aggie: Câu chuyện cảm động về một cô bé không có tổ quốc, tác giả Aggie Hurst, Nhà Xuất bản: Gospel Publishing House, Springfield, Missouri)
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Tình Ca Mùa Xuân

Người yêu tôi nói thỏ thẻ với tôi,

“Em yêu ơi, hãy thức dậy;

người đẹp của anh ơi, chúng ta hãy đi xa.

Nầy, mùa đông đã qua,

mưa đã dứt không còn rơi.

Bông hoa nở ra khắp đất,

Thời kỳ hát xướng Hay “tỉa hoa.” đã đến;

Tiếng chim ngân vang lên trong xứ.

Có trái vả non mọc trên cây,

và giàn nho trổ hoa thơm nức.

Người yêu của anh ơi, hãy thức dậy.

Chúng ta hãy đi xa, người đẹp của anh

Tiến tới một năm mới

Tiến tới một năm mới

Điều tốt đẹp nhất chưa đến

Khi chúng ta bên thềm năm mới, nhiều người trong chúng ta lắng đọng một khoảng thời gian để bỏ qua năm cũ và nhìn về phía trước cho năm mới. Chúng ta

nghĩ đến tiếp tục – tiến lên phía trước. Trong vòng năm ngày sắp đến, tôi muốn khuyến khích bạn mở ra tầm nhìn và thay đổi nó. Quá khứ đã qua. Bây giờ là lúc để suy nghĩ cuộc đời còn lại của bạn. Đó là ngày mai. Ngài mai của bạn- và ngày kế đến.

Tương lai mà Thượng đế dành cho bạn không phải là một mớ ngổn ngang không trật tự. Nếu bạn cảm thấy bế tắc, bạn không cần phải vậy. Nếu bạn chán chường sau một năm dài khó khăn, giờ đến lúc đối diện với thực tại. Nếu bạn cảm thấy mơ hồ, bạn có thể cần sự rõ ràng.

Bạn đang du hành trên một hành trình được vạch sẵn với hứa hẹn và năng suất. Điều sảy ra trong quá khứ là chuẩn bị cho điều sắp đến, và mọi lời hứa của Thượng đế cung cấp điều gì bạn cần đến. Vậy nên đừng phí phạm thì giờ cho lo lắng, băn khoăn hay bất cứ điều gì khác chi phối bạn.

Khi năm nay bắt đầu, tôi khích lệ bạn hãy tiến về phía trước, bất kể bạn ở hạng tuổi nào hay hoàn cảnh nào. Hãy tiếp tục với cuộc đời bạn và theo đuổi tương lai đang mở ra- và làm điều này với sự tập trung, đức tin và sốt sắng. Tôi phấn khởi về điều sắp đến với bạn, những ngày tháng sắp tới của bạn sẽ tràn đầy phước hạnh. Vâng sẽ có gánh nặng nhưng Thượng đế biết điều này, vì vậy đừng sợ ngày mai. Phó thác cho Chúa điều này và mọi điều khác.

Tôi sống và trải nghiệm điều này: cho dù bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc đời bạn, những ngày tốt đẹp nhất vẫn đến với bạn. Đây không chỉ là ý của tôi và cũng không phải là chuyện huyễn; đây là lẽ thật Thánh kinh. Khi bạn tìm kiếm Nước Trời và sự công chính của Thượng đế, tương lai bạn sẽ được phơi bày mau chóng. Thượng đế đang trông chờ để sử dụng bạn hơn lúc nào hết, và cuộc đời bạn chưa kết thúc đâu. Nó chỉ mới bắt đầu thôi.

Năm vừa qua có lẽ đã làm xe cuộc đời bạn như là dậm chân tại chỗ, chết máy và dừng lại trong chỗ khẩn cấp và không có phương cách nào để khởi động lại.  Nhưng tôi chỉ cách cho ban để khởi động máy lại nhanh chóng, làm bật sáng lên sự thích thú và giúp bạn tiến về phía trước với năng lượng tươi mới.  Nó bắt đầu khi bạn cảm nhận được ý muốn và mơ ước của Thượng đế dành cho bạn, và điều này được bắt nguồn từ lời cầu nguyện.  Khi mà những mơ ước này mở ra trong lòng bạn,  bạn sẽ dọn dẹp những thói quen hằng ngày để bạn có thể sống với một cái nhìn rõ ràng hơn và một đức tin có chiều sâu hơn.  Bạn hiểu ra chân lý của Thượng đế là Ngài có một con đường dành riêng cho bạn và Ngài đã chuẩn bị một cách kỳ diệu cho bạn lộ trình mà Ngài chọn cho bạn.


Trong quá trình này, bạn cần vứt bỏ đi sự bi quan và đi đến phía trước với một tâm trí tích cực như những anh hùng trong sách Khải Huyền “ Chiên Con đi đâu họ theo đó” (14:4).  Cuộc sống bạn là một đầu tư với lợi nhuận trong cõi đời đời.  Trên cõi đời này, bạn sẽ hoàn tất thời gian Thượng đế dành cho bạn nhưng chỉ là tiếp tục ngay lập tức những hoạt động khác trên thiên đàng nơi mà sự thờ phượng vĩnh cữu, việc làm và mối tương giao đang chờ đón bạn.
Trong Chúa Jesus Christ, cuộc đời bạn sẽ không bị bỏ đi, lỗi thời và nó chưa chấm dứt!


Cầu xin Cứu Chúa Jesus hướng dẫn bạn để khám phá, tái khám phá lại những ước muốn, khát khao và động lực mà Ngài đang chờ bạn để tiến về phía trước với Ngài.

Bài dịch từ internet – David Bui

The Best is Yet to Come 

As we face a new year, most of us take a moment to consciously leave the old year behind and look ahead into the next. We think about moving on—moving forward. For the next five days, I want to encourage you to open your vision and make that shift. The past is done. Now it’s time think about the rest of your life. It’s about tomorrow. Your tomorrow—and the day after that.

Your God-given future is not a haphazard jumble of confusing contingencies. If you feel stuck, you don’t have to be. If you feel discouraged after a long, hard year, it’s time to deal with that. If you feel uncertain, you can get clarity.

You’re traveling an appointed way filled with promise and productivity. Everything in your past has prepared you for what’s next, and every promise of God will provide what’s needed. This is no time to let anxiety, apathy, or anything else hamper you.

As this year begins, I encourage you to push forward, whatever your age or circumstances. Get on with your life and chase your unfolding future—and do it with focus, faith, and fervor. I’m excited about whatever is next for you! Your coming days and years are brimming with blessings. Yes, there may be burdens, but God knows about those too. So don’t dread tomorrow. Leverage it for the Lord and for others.

I’ve lived long enough to learn something: no matter what season of life you’re in, your best and brightest days are just around the corner. That’s not just my opinion and it’s not a pious platitude; it’s biblical truth. When you seek first the kingdom of God and His righteousness, your future is always unfolding at the speed of grace. God is waiting to use you now more than ever, and your life is far from finished. It’s just beginning.

This past year may have left you feeling stalled-out, broken down in the emergency lane along the road of life, with no way to get moving again. But I’m here to offer a jump-start to your engine—to spark your interest and help you move forward with fresh energy. It begins when you start to sense God’s desires and dreams for you, which are birthed in prayer. As those dreams evolve in your heart, you declutter your routine so you can live with sharper focus and deeper faith. You latch on to the truth of God—that He has a unique road map for you and has wonderfully fashioned you for the route He’s chosen. 

In the process, you have to cast off pessimism and press onward with a positive mindset like that of the heroes in the book of Revelation who were ready to “follow the Lamb wherever he goes” (Rev. 14:4 niv). Your life is an investment with eternal dividends. Here on earth, you’ll finish in God’s timing only to immediately resume your activities in heaven, where an eternity of worship, work, and fellowship awaits you.

In Jesus Christ your life is not obsolete, it’s not out of fashion, and it’s not over!

May the Lord Jesus guide you to discover—or to rediscover—the dreams, desires, and driving force He has waiting for you as you shift into following Him forward!

Respond

1. In what areas do you feel your life has “stalled” in the last year? What are you glad to be leaving behind you? 

2. Think of the past year’s challenges. If “everything in your past has prepared you for what’s next,” what do you think might be in store for you in light of those challenges? Take a moment to pray and ask God to give you insight into what He’s been teaching you. 

3. Do you struggle to believe that the best is yet to come for you this year? What might change if you committed to facing each new day with a positive and forward-looking mindset, and with faith in God’s plans and promises? 

HAI GIA TỘC – HAI LỐI SỐNG – HAI KẾT QUẢ

HAI GIA TỘC – HAI LỐI SỐNG – HAI KẾT QUẢ. QUYẾT ĐỊNH LÀ CỦA MỖI NGƯỜI

Thống kê sau 200 năm của 2 gia tộc:Có hai gia tộc cùng thời, gia tộc Edwards tin vào Cơ Đốc Giáo, còn gia tộc Marc Jukes nổi danh là vô thần. Hơn nữa Marc Yukos từng nói với Edwards rằng: “Ông tin Chúa Jesus, còn tôi thì vĩnh viễn không tin!”

Có người thống kê tình hình của gia tộc Edwards sau 200 năm, cũng thống kê tình huống của gia tộc Marc Jukes sau 200 năm, kết quả cụ thể như sau:

1 – Gia tộc Edwards

Nhân khẩu: 1394 người; trong đó có: 100 vị giáo sư đại học, 14 hiệu trưởng các trường đại học, 70 vị luật sư, 30 vị thẩm phán, 60 bác sĩ, 60 nhà văn, 300 vị mục sư, thần học, 3 nghị viện, 1 phó tổng thống.

2 – Gia tộc Max Jukes

Nhân khẩu: 903 người; trong đó có: 310 lưu manh, 130 người ngồi tù 13 năm trở lên, 7 người phạm tội giết người, 100 người nghiện rượu, 60 người ăn trộm, 190 kỹ nữ, 20 thương nhân, trong đó có 10 người là học kinh doanh trong tù giam.

Rất nhiều người đều cảm thấy khó hiểu, trải qua trăm năm tại sao kết quả lại khác biệt như vậy. Nguyên nhân căn bản là vì gia tộc Edwards có được sức mạnh từ tín ngưỡng.Sau tín ngưỡng, họ gieo xuống hai hạt giống quan trọng:

– Hạt giống gieo thứ nhất là hướng thiện và yêu thương. Cho nên gia tộc mới có nhiều bác sĩ, giáo sư và hiệu trưởng như vậy.

– Hạt giống gieo thứ hai là sự kính sợ. Cho nên những đứa trẻ sinh ra trong gia đình này luôn ghi nhớ rằng trên đầu ba thước còn có Thần Linh.Không biết bạn có chú ý đến không, tại sao gia tộc Marc Jukes lại có nhiều lưu manh, ăn trộm và kỹ nữ như thế? Cũng vì gia tộc này không dạy cho con cháu sự kính sợ. Không dạy sự kính sợ cho con cháu. Nên trong nội tâm của họ là: Ông trời là gì chứ, ta mới là lớn nhất, không có điều gì mà ta không dám làm

…Kết quả của hai gia tộc sau 200 năm, đã cho chúng ta cảm nhận năng lượng to lớn của tình yêu và tín ngưỡng. Cho nên, mới có một định luật trong quan hệ của tiền tài như thế này: Tín ngưỡng, là con đường tiếp nối năng lượng!

Phước cho người nào kính sợ Ðức Giê-hô-va, Ði trong đường lối Ngài! Vì ngươi sẽ hưởng công việc của tay mình, Ðược phước, may mắn. Vợ ngươi ở trong nhà ngươi Sẽ như cây nho thạnh mậu; con cái ngươi ở chung quanh bàn ngươi Khác nào những chồi ô-li-ve. Kìa, người nào kính sợ Ðức Giê-hô-va sẽ được phước là như vậy. Nguyện Ðức Giê-hô-va từ Si-ôn ban phước cho ngươi; nguyện trọn đời mình ngươi được thấy sự phước lành của Giê-ru-sa-lem. Nguyện ngươi được thấy con cháu mình! Nguyện sự bình an giáng trên Y-sơ-ra-ên! (Thi Thiên 128)

Theo NTDTVBiên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh _

Mục Đích Của Cơ Đốc Nhân Trong Năm Mới

Mục Đích Của Cơ Đốc Nhân Trong Năm Mới

Cả thế giới đang bắt đầu năm mới bằng các tiêu chí, kế hoạch và dự định. Dù ít hay nhiều, chúng đặt ra ta cũng những kỳ vọng về sự thay đổi của một năm mới. Có người mưu cầu vật chất dư dật, cũng có người mưu cầu danh tiếng, địa vị xã hội; người thì tìm kiếm hạnh phúc, lại có người chỉ mong muốn sống khỏe mạnh và đạt được sự bình yên. Là một Cơ đốc nhân, bạn kỳ vọng điều gì trong năm mới?

“Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão miên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão miện không hay hư nát.”I Cô-rinh-tô 9: 24- 25 (BTT)

Chúng ta là những người theo Chúa và đang đồng chạy trên trường đua thuộc linh để đoạt lấy giải thưởng đời đời. Chúng ta chẳng sống thả trôi không có mục đích vì ngay khi chúng ta tiếp nhận Chúa, ta đồng chạy đến một đích. Sau đây là ba lý do mà ta cần đặt ra mục đích trước mắt trên hành trình bền bỉ theo Chúa.

  1. Bạn cần phải đặt ra mục đích bởi đó là trách nhiệm thuộc linh.

Nếu bạn không có mục đích trong cuộc sống, bạn dễ dàng để người khác kiểm soát cuộc đời mình. Khi bạn không tự mình quyết định được điều gì quan trọng, bạn để người khác quyết định giùm mình. Kết quả là bản thân bạn tự lãng phí cuộc đời mình vì bạn chưa xác định rõ ràng được bạn muốn tăng trưởng như thế nào với vai trò là người theo Chúa.

Kinh Thánh chép rằng để tăng trưởng thuộc linh, bạn cần phải đặt mục đích và chạy lên phía trước, tập trung trí lực để đạt được.

“Ấy không phải tôi đã đoạt giải, hoặc đã trở nên toàn hảo rồi đâu, nhưng tôi đang theo đuổi để đoạt cho được, vì chính tôi đã được Đấng Christ đoạt lấy rồi…nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Giê-xu. Vậy, tất cả những người trưởng thành phải có ý nghĩ nầy… ”Phi-líp 3:12, 14-15 (BHĐ)

  1. Bạn cần phải đặt ra mục đích bởi đó là sự bày tỏ đức tin.

“Ví bằng Chúa muốn, và ta sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia.”Gia-cơ 4:15 (BTT)

Nếu bạn là người theo cứu Chúa Giê-xu và bạn đặt mục đích, thì bạn đang bày tỏ niềm tin với ý muốn của Chúa trên đời sống bạn. Bạn nói với bản thân rằng: “Tôi tin rằng Chúa muốn tôi hoàn thành việc này trong thời điểm này. Đây là những gì Chúa thực hiện trên đời sống tôi.” Mọi điều bạn làm bởi mục đích quy về Chúa và sự vinh hiển Ngài.

  1. Bạn cần phải đặt mục tiêu vì mục tiêu khiến bạn tập trung năng lượng vào một chỗ.

Sự tập trung là bí quyết để sống một cuộc sống hiệu quả. Nếu bạn sử dụng năng lượng không có chủ đích vào rất nhiều thứ cùng một lúc thì sẽ không tạo được sức ảnh hưởng nhất định. Nhưng nếu bạn tập trung vào cuộc đời bạn thì sự tập trung sẽ biến thành sức mạnh để thay đổi thế giới.

Nếu bạn nói rằng bạn không có thời gian để làm tất cả mọi thứ thì hãy nhớ rằng Chúa không muốn bạn làm tất cả mọi thứ. Chìa khóa để sống đời sống Cơ đốc nhân kết quả đó là làm những gì quan trọng nhất mà quên lửng những sự khác. Đặt mục đích giúp bạn duy trì sự tập trung bạn cần.

“Cũng vậy, tôi chạy, chẳng phải chạy không mục đích, tôi đánh, chẳng phải là đánh vào không khí.” I Cô-rinh-tô 9:26 (BHĐ)

Mục đích của bạn phản ánh đức tin của bạn nơi Chúa như thế nào? Gia đình bạn có cùng nhau đặt ra mục đích không? Vì sao đặt mục đích cùng gia đình lại quan trọng? Bạn thường sử dụng năng lượng vào những việc nào không thực sự quan trọng?

Hãy cầu nguyện cùng tôi:

“Ha-lê-lu-gia cảm tạ Chúa vì Ngài gìn giữ và ban phước cho con suốt một năm vừa qua. Con tạ ơn Chúa vì con đã được Chúa đoạt lấy vì Ngài yêu con và muốn con được hưởng niềm vui thiên thượng cùng Ngài. Con nhận biết rằng, khi con theo Chúa là con cũng đang ở trong một cuộc đua thuộc linh. Và chính bản thân con cũng phải cố gắng chạy để giựt được giải, để càng trở nên giống với Chúa Giê-xu Christ. Con neo mình nơi Chúa vì Ngài là nguồn sức mạnh trong con để con được chaỵ một cách bền bỉ trên hành trình theo Ngài. Xin lời Chúa chi phối tâm trí con từng phút từng giây. Xin cho mọi sự con làm đều bởi Chúa và quy vinh hiển về Chúa và được xưng là đầy tớ ngay lành trung tín của Ngài. Con tin chắc vào kế hoạch và lời hứa Ngài. Nguyện xin Chúa dẫn dắt con bước đi trong ý muốn tốt đẹp của Chúa trong năm mới này.

Trong danh Chúa Giê-xu con cầu nguyện. Amen!”

Biên dịch: H.U.

Nguồn: Rick Warren

Mưa xuân tưới mát

Ngài sẽ đến với chúng ta … như mưa xuân tưới đất. Ô-sê 6:3

Đọc KT Ô-sê 6:1-4

Vì cần nghỉ giải lao nên tôi đi dạo ở công viên gần nhà. Khi đi xuống đường, một mầm xanh đã thu hút sự chú ý của tôi. Từ trong vũng bùn, xuất hiện những chồi sống mà trong vài tuần nữa sẽ trở thành những cây thủy tiên vàng rực rỡ, báo hiệu mùa xuân và sự ấm áp sắp đến. Chúng tôi đã sống sót thêm một mùa đông nữa.

Khi đọc sách Ô-sê, tôi cảm thấy một chút giống mùa đông khắc nghiệt. Vì Chúa đã giao cho vị tiên tri này nhiệm vụ không ai muốn làm là cưới người phụ nữ không chung thủy như bức tranh về tình yêu của Đấng Tạo Hóa đối với dân sự Ngài là Y-sơ-ra-ên (1:2-3). Gô-me, vợ của Ô-sê đã phá vỡ lời nguyện ước hôn nhân, nhưng Ô-sê vẫn chào đón bà trở về, ao ước bà sẽ yêu ông cách hết lòng (3:1-3). Cũng vậy, Chúa ao ước chúng ta yêu Ngài bằng cả sức lực và sự cam kết mà sẽ không tan biến như sương sớm.

Chúng ta đang đối với Chúa ra sao? Phải chăng chúng ta chỉ tìm kiếm Ngài trong những lúc khó khăn, tìm câu trả lời trong lúc khốn cùng nhưng làm ngơ Ngài trong những lúc hanh thông? Chúng ta có giống như dân Y-sơ-ra-ên, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những thần tượng trong thời đại mình sống, bao gồm những điều như sự bận rộn, thành công và ảnh hưởng?

Hôm nay, nguyện chúng ta sẽ tái cam kết với Chúa, là Đấng luôn yêu thương chúng ta như những bông hoa nảy lộc trong mùa xuân.

Lạy Chúa Jêsus, Ngài đã phó chính mình để chúng con được tự do. Xin giúp chúng con yêu Ngài bằng trọn cả tấm lòng.

Nguồn https://vietnamese-odb.org